VN-Index bứt lên về gần cuối phiên

Thị trường chứng khoán hôm nay phục hồi sang phiên thứ 5 liên tiếp. Đây là chuỗi tăng dài thứ 2 kể từ đầu năm, ở nhịp tăng cuối tháng 1 vừa qua chỉ số VN-Index đã tăng liền 8 phiên liên tiếp, lên ngưỡng 1.124 điểm. Đà tăng của thị trường tiếp tục được hỗ trợ từ điểm sáng dòng vốn ngoại, bên cạnh đó dòng tiền nội cũng đã có dấu hiệu quay trở lại ở 2 phiên vừa qua.

Theo dữ liệu từ MBS, dừng lúc đóng cửa, chỉ số VN-Index tăng +5,46 điểm (+0,52%) lên 1.052,25 điểm. Độ rộng thị trường nghiêng về bên mua khiến sắc xanh chiếm ưu thế. Theo đó, trên sàn HOSE có 245 mã tăng, 138 mã giảm và 63 mã đứng giá.

Chứng khoán hôm nay (27/3): VN-Index nối dài chuỗi 5 phiên tăng song biên độ vẫn hẹp
Các cổ phiếu lớn hỗ trợ chỉ số VN-Index phiên này là: VCB (+2,25%), HPG (+1,96%), BID (+0,99%), NVL (+6,72%), CTG (+0,88%)… đã bù đắp áp lực giảm giá ở các cổ phiếu lớn khác như: VHM (-1,22%), MSN (-1,67%), SAB (-0,96%), VNM (-0,53%), PLX (-1,79%)…

Tương tự, chỉ số VN30 cũng tăng +5,03 điểm (+0,48%), đạt 1.056,45 điểm. Ở rổ VN30 có tới 20 mã tăng, trong khi chỉ có 8 mã giảm và 2 mã giảm giá. Nhóm midcap và smallcap cũng tăng lần lượt +0,74% và +0,85%.

Thanh khoản trên toàn thị trường đạt 10.863 tỷ đồng, tăng 9,6% so với mức bình quân của tuần trước, đây cũng là phiên có mức thanh khoản cao nhất 5 phiên vừa qua và đạt trên ngưỡng 10.500 tỷ đồng.

Khối ngoại mua ròng 174 tỷ đồng trên toàn thị trường. Lực mua của khối ngoại tập trung tại các cổ phiếu như: HPG, VHM, SSI, VCB, POW… Ở chiều ngược lại: VNM, MSN, GMD, DGW, PVD… là những cổ phiếu bị nhà đầu tư nước ngoài bán ròng trong phiên này.

Chưa có dấu hiệu thoát thế đi ngang

Thị trường chứng khoán hôm nay giao dịch giằng co chiếm phần lớn thời gian giao dịch. Chỉ số VN-Index được đẩy tăng chủ yếu xuất phát từ giao dịch phiên chiều. Nỗ lực phục hồi là thấy rõ nhưng tiền chưa đủ mạnh khiến thị trường vẫn trong xu thế tích lũy, đi ngang.

Hiện tại, thị trường chứng khoán trong nước không có thông tin tác động đủ mạnh khiến thị trường có thể bị giảm sâu, hoặc tăng mạnh hơn nữa. Xu hướng đi ngang có thể khiến cho các nhà đầu tư ưu tiên lướt sóng ngắn hạn.

Chứng khoán hôm nay (27/3): VN-Index nối dài chuỗi 5 phiên tăng song biên độ vẫn hẹp
Thị trường vẫn trong thế đi ngang do tiền nội vẫn chưa vào đủ mạch. Ảnh: Minh họa.

Tổng thanh khoản toàn thị trường tăng trở lại phiên hôm nay. Tuy nhiên, con số hơn 10.000 tỷ đồng chưa đủ thuyết phục để dòng tiền nội nhập cuộc mạnh mẽ hơn. Hôm nay đà mua ròng của khối ngoại cũng tạo động lực cho thị trường tăng trưởng.

Về dòng cổ phiếu, hôm nay, các cổ phiếu nhóm chứng khoán, ngân hàng là điểm sáng của thị trường hôm nay. Theo đó, VPB, SSI, STB dẫn đầu về thanh khoản của thị trường phiên hôm nay. Ngoài ra, các cổ phiếu thép và bất động sản như HPG, HSG, NKG, NVL, VCG, DIG, DXG, LCG.

Theo các chuyên gia của MBS, khi trở ngại từ thị trường chứng khoán thế giới đã được cởi bỏ, thị trường trong nước cũng đang có thông tin hỗ trợ từ các giải pháp nhằm khơi thông dòng vốn cho doanh nghiệp, gỡ khó cho thị trường trái phiếu doanh nghiệp… đang có những dấu hiệu tích cực. Bên cạnh đó, thêm nhiều ngân hàng giảm lãi suất huy động, bắt đầu giảm lãi suất cho vay diện rộng đã kích hoạt được dòng tiền nội quay lại thị trường. Hiện tại, thị trường đang được dòng tiền ngoại, chủ yếu là dòng vồn ETF hỗ trợ.

“Với diễn biến giảm trước tăng sau như phiên hôm nay, khả năng đà tăng còn tiếp diễn trong phiên ngày mai, chỉ số VN-Index có cơ hội để thử thách ngưỡng cản kỹ thuật MA100 ở 1.067 điểm, nhịp rung lắc ở vùng cản này là cơ hội để nhà đầu tư cơ cấu lại danh mục hoặc mua thêm mã mới” - chuyên gia của MBS nhận định.

Chứng khoán khu vực châu Á trái chiều, với phần giảm điểm thuộc về thị trường Trung Quốc khi lợi nhuận của các công ty công nghiệp ở Trung Quốc giảm mạnh trong 2 tháng đầu năm 2023, vì các nhà máy vẫn chưa hồi phục hoàn toàn và giá cả tiếp tục giảm. Tuần trước, chứng khoán toàn cầu phục hồi mạnh mẽ dù mối bất an về hệ thống ngân hàng Mỹ và châu Âu vẫn như một đám mây đen lơ lửng trong tâm trí nhà đầu tư. Để bình ổn hệ thống ngân hàng, Cục Dữ trữ Liên bang Mỹ (FED) đã bơm trở lại nền kinh tế 400 tỷ USD sau các đợt căng thẳng gần đây trong ngành ngân hàng khiến cho tín dụng trở nên khó khăn hơn.