Danh sách 14 ngân hàng thương mại quan trọng nhất năm 2024

Danh sách các ngân hàng thương mại trong nước được nhắc đến trong Quyết định bao gồm: Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank); Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu (ACB - Mã: ACB); Ngân hàng thương mại cổ phần Bưu Điện Liên Việt (LPBank - Mã: LPB); Ngân hàng thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam (VietinBank - Mã: CTG); Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV - Mã: BID); Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ Thương Việt Nam (Techcombank - Mã: TCB); Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại Thương Việt Nam (Vietcombank - Mã: VCB); Ngân hàng thương mại cổ phần Phát triển TP. Hồ Chí Minh (HDBank - Mã: HDB); Ngân hàng thương mại cổ phần Quân Đội (MB - Mã: MBB); Ngân hàng thương mại cổ phần Quốc tế (VIB - Mã: VIB); Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn – Hà Nội (SHB - Mã: SHB); Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín (Sacombank - Mã: STB); Ngân hàng thương mại cổ phần Tiên Phong (TPBank - Mã: TPB); Ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank - Mã: VPB).

NHNN yêu cầu Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng, NHNN chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện theo dõi, giám sát chặt chẽ, cảnh báo kịp thời các nguy cơ rủi ro trong hoạt động của 14 tổ chức tín dụng nêu trên để ngăn ngừa rủi ro có tính trọng yếu, rủi ro mang tính hệ thống.

Theo Thông tư số 08/2017/TT-NHNN quy định về phân nhóm theo mức độ ảnh hưởng tới hệ thống thì NHNN đang chia thành 2 nhóm gồm Nhóm các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài có tầm quan trọng hệ thống và nhóm còn lại trong hệ thống.

Đồng thời, tiêu chí xác định mức độ quan trọng hệ thống, nội dung giám sát an toàn vĩ mô, tần suất lập báo cáo giám sát an toàn vĩ mô đối với Nhóm tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài có tầm quan trọng hệ thống được hướng dẫn tại Sổ tay giám sát ngân hàng do Thống đốc NHNN ban hành.

Xem thêm tại tapchitaichinh.vn