Ngành điện quý 2: Doanh nghiệp thủy điện “sáng cửa”, nhiệt điện gặp khó

Đà phân hóa giữa các doanh nghiệp ngành điện tiếp tục rõ nét hơn trong quý 2/2021. Tình hình thủy văn thuận lợi giúp đa số nhà máy thủy điện kinh doanh khởi sắc. Ngược lại, khó khăn ùa đến nhóm kinh doanh nhiệt điện và khiến lợi nhuận sụt giảm đáng kể.

Ngành điện quý 2: Doanh nghiệp thủy điện “sáng cửa”, nhiệt điện gặp khó

Đà phân hóa giữa các doanh nghiệp ngành điện tiếp tục rõ nét hơn trong quý 2/2021. Tình hình thủy văn thuận lợi giúp đa số nhà máy thủy điện kinh doanh khởi sắc. Ngược lại, khó khăn ùa đến nhóm kinh doanh nhiệt điện và khiến lợi nhuận sụt giảm đáng kể.

Ngành điện quý 2: Doanh nghiệp thủy điện “sáng cửa”, nhiệt điện gặp khó. Đồ họa: Tuấn Trần

Theo thống kê dữ liệu VietstockFinance, đã có 51 doanh nghiệp ngành điện (tính trên 3 sàn HOSE, HNX và UPCoM) đã công bố kết quả kinh doanh quý 2/2021. Trong đó, 26 đơn vị tăng lãi, 12 đơn vị giảm lãi, 9 đơn vị chuyển lỗ sang lãi, 2 đơn vị chuyển lãi sang lỗ và 2 đơn vị tiếp tục thua lỗ. Các doanh nghiệp đã tạo ra tổng cộng 38,280 tỷ đồng doanh thu thuần và 3,794 tỷ đồng lãi ròng, lần lượt tăng 2.7% và 3.9% so cùng kỳ.

Hàng loạt doanh nghiệp thủy điện tăng trưởng lợi nhuận trong quý 2

Đa phần nhóm thủy điện đều ghi nhận tình hình thủy văn tiếp tục thuận lợi trong quý 2/2021. Nhờ đó, sản lượng điện gia tăng so cùng kỳ, kéo theo doanh thu và lợi nhuận đi lên.

Thống kê trong quý 2 vừa qua, có 26 doanh nghiệp ngành điện báo lãi tăng, nhưng chỉ duy nhất QTP thuộc nhóm nhiệt điện.

Các doanh nghiệp điện tăng lãi trong quý 2/2021. Đvt: Tỷ đồng
Nguồn: VietstockFinance

Cụ thể, Nhiệt điện Quảng Ninh (UPCoM: QTP) ghi nhận doanh thu và lãi ròng trong quý 2/2021 lần lượt đạt 2,472 tỷ đồng và 193 tỷ đồng, lần lượt tăng 5% và gấp 7 lần so với cùng kỳ. Nguyên nhân lợi nhuận sau thuế tăng mạnh so với cùng kỳ là do khấu hao của Công ty giảm mạnh, mặc dù giá điện hợp đồng cũng bị điều chỉnh giảm so với năm 2020.

Lãi ròng lũy kế 6 tháng đầu năm đạt 310 tỷ, gấp gần 15 lần so với cùng kỳ và thực hiện 97.5% kế hoạch 2021. Theo QTP, sản lượng điện sản xuất của Công ty trong 6 tháng đầu năm 2021 đạt 3,660 triệu kWh, thực hiện 51% kế hoạch năm 2021 (7.17 tỷ kWh). Thời tiết nắng nóng, nhu cầu tiêu thụ điện cao giúp cho các tổ máy được huy động liên tục.

Cùng với QTP còn có 10 doanh nghiệp điện báo lãi bằng lần trong quý 2/2021, gồm VPD, SHP, IDC, AVC, SBA, VCP, S4A, QPH, EICISH.

Nắm tỷ lệ ấn tượng nhất quý vừa qua là Phát triển Điện lực Việt Nam (HOSE: VPD) với lợi nhuận gấp 143 lần cùng kỳ, đạt 40 tỷ đồng. Sản lượng và giá bán điện cùng tăng giúp doanh thu quý 2/2021 của VPD tăng trưởng 45%.

Về phần Tổng Công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam - CTCP (HOSE: POW), “anh cả” ngành điện báo lãi ở mức 876 tỷ đồng, tăng 16% so cùng kỳ và “giật” luôn vị trí quán quân về con số tuyệt đối quý 2/2021.

Lũy kế 6 tháng đầu năm, POW đem về 1,384 tỷ đồng lãi ròng, tăng 7% so cùng kỳ năm 2020. Trong nửa cuối năm 2021, POW dự kiến thực hiện đại tu nhà máy điện Vũng Áng 1 và Cà Mau. Về dự án nhà máy điện Nhơn Trạch 3 và 4, POW sẽ tiến hành đầu tư, giải phóng mặt bằng, triển khai gói thầu thi công san lấp, triển khai lựa chọn nhà thầu EPC của dự án, thu xếp vốn,...

Diễn biến tốt đẹp còn đến với nhóm thủy điện khi có 9 doanh nghiệp chuyển lỗ thành lãi.

Các doanh nghiệp điện chuyển lỗ thành lãi trong quý 2/2021. Đvt: Tỷ đồng
Nguồn: VietstockFinance

Điển hình như Thủy điện Vĩnh Sơn - Sông Hinh (HOSE: VSH), doanh thu quý 2/2021 đạt 498 tỷ đồng, gấp 9 lần cùng kỳ giúp Công ty đem về 135 tỷ đồng lãi ròng (cùng kỳ lỗ 2 tỷ đồng). Sau nửa đầu năm VSH đạt 689 tỷ đồng doanh thu thuần, gấp 7.6 lần cùng kỳ và 237 tỷ đồng lãi ròng (cùng kỳ thua lỗ 3 tỷ đồng). VSH cho biết tình hình thủy văn các tháng cuối năm 2020 thuận lợi, mưa nhiều ở khu vực miền Trung, đồng thời trong tháng 4/2021 Nhà máy Thủy điện Thượng Kon Tum chính thức vận hành phát điện thương mại dẫn đến tổng sản lượng điện cao hơn nhiều so cùng kỳ năm trước. Công ty mẹ ghi nhận sản lượng điện 745.7 triệu kWh trong nửa đầu năm 2021, gấp 4.3 lần cùng kỳ.

Có thể thấy VSH đã có 3 quý liên tiếp báo lãi trên 100 tỷ đồng, cải thiện hẳn so với những kết quả trước đó. Lãi sau thuế lũy kế đến cuối tháng 6/2021 đạt trên 1,100 tỷ đồng. Dường như hưởng ứng đà kinh doanh khởi sắc, cổ phiếu VSH đã tăng 64% kể từ đầu năm 2021. VSH chốt phiên 18/08 ở 29,050 đồng/cp, cũng là mức giá kỷ lục kể từ khi niêm yết vào năm 2006 đến nay.

Diễn biến giá cổ phiếu VSH từ 2020 đến 18/08/2021
Nguồn: VietstockFinance

Lợi nhuận doanh nghiệp nhiệt điện sụt giảm nặng nề

Ở chiều ngược lại, ngành điện ghi nhận 12 doanh nghiệp báo lãi giảm trong quý 2/2021. Đáng chú ý, trong 6 đơn vị sụt hơn phân nửa lợi nhuận thì nhóm nhiệt điện đã góp mặt đến 5 cái tên, gồm NBP, NT2, BTP, HNDPPC (đơn vị còn lại là SP2).

Các doanh nghiệp điện giảm lãi trong quý 2/2021. Đvt: Tỷ đồng
Nguồn: VietstockFinance

Sản lượng điện thương phẩm của Điện lực Dầu khí Nhơn Trạch 2 (HOSE: NT2) ghi nhận 956 triệu kWh trong quý 2/2021, giảm 23% so cùng kỳ. Điều này do sản lượng Qc được phân bổ trong năm 2021 thấp, giá khí đầu vào cao khiến Công ty khó có thể cạnh tranh trên thị trường điện. Doanh thu và lãi ròng lần lượt ghi nhận 1,616 tỷ đồng và 25 tỷ đồng, giảm lần lượt 14% và 90% so cùng kỳ do sản lượng điện giảm, giá điện hợp đồng bị điều chỉnh giảm 37đ/kWh và áp dụng hồi tố từ ngày 1/1/2021. Trong quý 1/2021, NT2 vẫn ghi nhận doanh thu dựa trên giá điện hợp đồng chưa bị điều chỉnh giảm.

Lũy kế 6 tháng đầu năm, lãi ròng của NT2 đem về ở mức 140 tỷ đồng, giảm 67% so với cùng kỳ và mới thực hiện 30% kế hoạch kinh doanh 2021.

Về phần Nhiệt điện Phả Lại (HOSE: PPC), Công ty ghi nhận doanh thu quý 2/2021 gần 1,219 tỷ đồng, giảm 46% so cùng kỳ. Do kinh doanh dưới giá vốn, PPC lỗ gộp đến 76 tỷ đồng, cũng là lần đầu tiên lỗ gộp sau 6 năm (kể từ quý 3/2014).

Sản lượng điện thương phẩm PPC trong quý 2/2021 ghi nhận ở mức 845 triệu kWh, giảm 46.5% so cùng kỳ do sự cố kỹ thuật tại nhà máy Phả Lại 2. Thực tế, các nhà máy của PPC hiện nay đều đã rất cũ (Phả Lại 1 là 37 năm tuổi, Phả Lại 2 là 20 năm tuổi). Do đó, rủi ro về sự cố kỹ thuật thường xuyên xảy ra tại các nhà máy của PPC.

Dù vậy, nhờ có khoản cổ tức 190 tỷ đồng từ HND, PPC thoát lỗ và báo lãi sau thuế 120 tỷ đồng trong quý 2/2021, giảm 57%. Lũy kế 6 tháng đầu năm 2021, lãi ròng của PPC ghi nhận 259 tỷ, Công ty đã thực hiện 62% kế hoạch lợi nhuận năm 2021. Triển vọng kinh doanh nửa cuối năm của PPC phụ thuộc khá nhiều vào tần suất xảy ra sự cố và hiệu quả hoạt động của 2 nhà máy.

Tình hình kinh doanh của Nhiệt điện Hải Phòng (UPCoM: HND) còn tệ hơn. HND đem về 188 tỷ đồng lãi ròng trong quý 2/2021, giảm 66% so cùng kỳ. HND giải trình các nguyên nhân làm giảm lợi nhuận chủ yếu như: Doanh thu giảm do giá điện, sản lượng điện hợp đồng Qc giảm so cùng kỳ; chi phí chênh lệch tỷ giá (CLTG) tăng 65 tỷ đồng do vào quý 2 năm trước hạch toán ghi âm chi phí CLTG đánh giá lại; chi phí quản lý tăng 14 tỷ đồng do phát sinh chi phí ủng hộ quỹ phòng chống Covid và tiền thuê đất tăng.

Ở diễn biến khác, Điện lực Khánh Hòa (HOSE: KHP) tiếp tục rơi vào vòng xoáy khó khăn. Do kinh doanh dưới giá vốn, KHP lỗ ròng 105 tỷ đồng trong quý 2/2021, cũng là quý lỗ thứ 2 liên tiếp.

Cộng với kết quả bết bát quý đầu năm, KHP lỗ lũy kế đến 182 tỷ đồng (cùng kỳ lỗ 230 tỷ đồng). Công ty cho biết số lỗ 6 tháng đầu năm 2021 thấp hơn cùng kỳ, do tiền hỗ trợ giảm giá điện, giảm tiền điện cho các khách hàng bị ảnh hưởng của dịch Covid-19 ít hơn năm trước. Điều này đến từ 2 nguyên nhân: Thời gian thực hiện giảm trừ ngắn hơn và đối tượng được miễn giảm thu hẹp hơn.

Ngoài KHP, 3 doanh nghiệp ngành điện khác cũng thua lỗ trong quý 2/2021 là SD3, BHANED.

Các doanh nghiệp điện thua lỗ trong quý 2/2021. Đvt: Tỷ đồng
Nguồn: VietstockFinance

Theo Công ty chứng khoán Rồng Việt (VDSC), điều kiện thủy văn vẫn hỗ trợ các nhà máy thủy điện, hiện tượng La Nina được dự báo sẽ tiếp tục vào nửa cuối năm 2021, do đó các công ty thủy điện sẽ được hưởng lợi và ghi nhận hiệu suất hoạt động tốt hơn nửa đầu năm.

Nhiều nhà máy điện gió sẽ vận hành thương mại từ quý 3/2021 do thời hạn FiT1. Đến khoảng đầu tháng 8/2021, EVN ước tính sẽ bổ sung 5,656 MW điện gió vào hệ thống, tương đương 8% tổng công suất quốc gia. Vì vậy, cả các trang trại năng lượng tái tạo hiện tại và sắp tới sẽ bị cắt giảm sản lượng, tỷ lệ cắt giảm thực tế sẽ phụ thuộc vào sự phục hồi kinh tế trong quý 4/2021.

Trong khi đó, nhóm nhiệt điện sẽ gặp khó khăn vào mùa mưa. Cả nhà máy nhiệt điện than và khí đều sẽ ghi nhận sản lượng huy động thấp vì sản lượng lượng điện dồi dào từ thủy điện và điện gió. Tuy nhiên, thu nhập của từng doanh nghiệp sẽ phụ thuộc vào sản lượng hợp đồng và chi phí sản xuất.

Duy Na

FILI

Nhiều nhà máy điện gió sẽ vận hành thương mại từ quý 3/2021 do thời hạn FiT1. Đến khoảng đầu tháng 8/2021, EVN ước tính sẽ bổ sung 5,656 MW điện gió vào hệ thống, tương đương 8% tổng công suất quốc gia. Vì vậy, cả các trang trại năng lượng tái tạo hiện tại và sắp tới sẽ bị cắt giảm sản lượng, tỷ lệ cắt giảm thực tế sẽ phụ thuộc vào sự phục hồi kinh tế trong quý 4/2021.

Trong khi đó, nhóm nhiệt điện sẽ gặp khó khăn vào mùa mưa. Cả nhà máy nhiệt điện than và khí đều sẽ ghi nhận sản lượng huy động thấp vì sản lượng lượng điện dồi dào từ thủy điện và điện gió. Tuy nhiên, thu nhập của từng doanh nghiệp sẽ phụ thuộc vào sản lượng hợp đồng và chi phí sản xuất.