'Nghịch lý': Có 12 mã bảo hiểm thì 6 mã tăng, 6 mã giảm trong đó có một 'ông lớn'

VN-Index trải qua năm 2023 với nhiều cung bậc cảm xúc, từ trạng thái tích lũy đầu năm, bứt phá giữa năm và đi ngang vào cuối năm. Kết thúc phiên giao dịch 7/2, VN-Index áp sát 1.199 điểm, đón chờ mốc 1.200 điểm sau Tết Nguyên đán.

Nhìn lại 52 tuần giao dịch (1 năm) vừa qua, các cổ phiếu ngành bảo hiểm (bao gồm nhóm ngành cấp 2 là bảo hiểm nhân thọ và bảo hiểm phi nhân thọ) có nhiều diễn biến đáng chú ý.

Theo thống kê từ Fiintrade, trong số 12 doanh nghiệp ngành bảo hiểm được niêm yết trên sàn, có 6 mã ghi nhận mức tăng thị giá trong năm và có 6 mã ghi nhận giảm. Như vậy, số mã tăng và giảm giá cân bằng nhau.

'Nghịch lý': Có 12 mã bảo hiểm thì 6 mã tăng, 6 mã giảm trong đó có một 'ông lớn'
Biến động giá 52 tuần của cổ phiếu ngành bảo hiểm (dữ liệu: Fiintrade)

Trong đó, cổ phiếu tăng mạnh nhất thuộc về AIC của của Tổng CTCP Bảo hiểm Hàng không (VNI) được giao dịch trên sàn UPCoM. Từ vùng giá 8.000-10.000 đồng/cp ở thời điểm đầu năm, AIC đi qua vùng điều chỉnh trong tháng 3, đi đến side-way đến tháng 11 và bắt đầu bứt phá.

Kết phiên 7/2, AIC đóng cửa với mức giá 14.200 đồng/cp, tăng 36%.

VNI mới đây công bố kết quả kinh năm 2023 với lãi ròng gần 31 tỷ đồng - tăng 47% so với năm trước đồng thời vượt 27% mục tiêu đã đề ra.

>> Chấp thuận chuyển nhượng cổ phần của Bảo hiểm VNI và BSH cho DB Insurance

Riêng quý IV/2023, doanh thu thuần kinh doanh bảo hiểm của công ty tăng nhẹ 2% so với cùng kỳ, đạt hơn 648 tỷ đồng. Doanh thu tăng và chi phí giảm giúp hoạt động kinh doanh bảo hiểm của AIC chuyển từ lỗ hơn 42 tỷ đồng quý IV/2022 sang lãi gần 25 tỷ đồng. Nhờ đó, AIC vẫn có lãi ròng quý IV tăng 52% lên hơn 17 tỷ đồng.

Nghịch lý: Có 12 mã bảo hiểm thì 6 mã tăng, 6 mã 'ngậm ngùi' giảm giá trong năm qua
Diễn biến giá cổ phiếu AIC.

Tăng mạnh thứ 2 thuộc về cổ phiếu MIG của CTCP Bảo hiểm Quân đội. Kết phiên 7/2, MIG đóng cửa ở mức giá 18.100 đồng/cp, tăng 29%.

MIG là doanh nghiệp đạt mức tăng trưởng lợi nhuận cao nhất trong năm 2023. Với lãi sau thuế hơn 280 tỷ đồng, MIG ghi nhận tăng trưởng gần 76% so với mức thực hiện năm 2022.

>> Quỹ Pyn Elite Fund vừa nâng sở hữu tại Bảo hiểm Quân đội (MIG) lên hơn 8%

Doanh thu thuần từ hoạt động kinh doanh bảo hiểm đạt mức cao thứ hai trong lịch sử hoạt động, tương đương gần 3.594 tỷ đồng. Doanh thu từ hoạt động tài chính tăng 51%, đạt hơn 293 tỷ đồng cũng đóng góp lớn vào lợi nhuận của MIG.

Nghịch lý: Có 12 mã bảo hiểm thì 6 mã tăng, 6 mã 'ngậm ngùi' giảm giá trong năm qua
Diễn biến giá cổ phiếu MIG

Đứng ở các vị trí tiếp theo trong nhóm tăng giá thuộc về ABI (+15%), VNR (+14%) và VHR (+5%).

Ở chiều giảm giá, cổ phiếu bảo hiểm giảm giá mạnh nhất thuộc về PGI của CTCP Bảo hiểm Petrolimex. Từ vùng giá 26.000-27.000 đồng/cp hồi đầu năm, cổ phiếu PGI bắt đầu chuỗi trượt dài, kết phiên 7/2 ở mức 22.500 đồng/cp.

Về kết quả kinh doanh, PGI ghi nhận doanh thu thuần từ hoạt động kinh doanh bảo hiểm đạt 3.226 tỷ đồng, tăng 5% so với cùng kỳ. Lợi nhuận sau thuế đạt 229 tỷ đồng, tăng trưởng 2 chữ số so với con số 204 tỷ đồng trong năm 2022.

Nghịch lý: Có 12 mã bảo hiểm thì 6 mã tăng, 6 mã 'ngậm ngùi' giảm giá trong năm qua
Diễn biến giá cổ phiếu PGI

“Ông lớn” trong ngành bảo hiểm BVH của Công ty cổ phần Tập đoàn Bảo Việt, giảm 14%.

Báo cáo kết quả kinh doanh của Tập đoàn Bảo Việt cho biết, tổng doanh thu hợp nhất năm 2023 đạt 57.899 tỷ đồng, tăng trưởng 6,2% so với năm 2022. Lợi nhuận trước thuế và sau thuế hợp nhất lần lượt đạt 2.160 tỷ đồng và 1.798 tỷ đồng, tăng trưởng lần lượt là 7,43% và 10,6%.

>> Tập đoàn Bảo Việt chi hơn 708 tỷ đồng trả cổ tức cho cổ đông

Nghịch lý: Có 12 mã bảo hiểm thì 6 mã tăng, 6 mã 'ngậm ngùi' giảm giá trong năm qua
Diễn biến giá cổ phiếu BVH

Bên cạnh "ông lớn" Bảo Việt, "ông lớn" PVI của CTCP PVI cũng ghi nhận thị giá giảm trong 1 năm. Các cổ phiếu giảm giá đáng chú ý khác còn gọi tên: BMI (-1%), BLI (-2%), PTI (-10%).

>> 'Lộ diện' các cổ phiếu dịch vụ tài chính tăng hơn 100% trong năm, có mã 'lãi đậm' đến 214%

Xem thêm tại nguoiquansat.vn