Những bước 'chuyển mình' của doanh nghiệp logistics năm 2020

Năm 2020 đã khép lại với vô vàn biến động cho nền kinh tế nói chung và ngành logistics nói riêng. Tiến độ giao hàng chậm trễ, thiếu container, hàng bị chất chồng tại các cảng trong khi giá cước tăng cao… đã tác động mạnh đến các doanh nghiệp trong ngành.

Những bước 'chuyển mình' của doanh nghiệp logistics năm 2020

Năm 2020 đã khép lại với vô vàn biến động cho nền kinh tế nói chung và ngành logistics nói riêng. Tiến độ giao hàng chậm trễ, thiếu container, hàng bị chất chồng tại các cảng trong khi giá cước tăng cao… đã tác động mạnh đến các doanh nghiệp trong ngành.

Theo SSI Reserch, ngành cảng biển và logistics đã có diễn biến rất tích cực trong năm 2020, với mức tăng 42% so với đầu năm và 89% so với mức đáy vào tháng 3 - cao hơn 24% so với VN-Index.

Mặc dù kết quả kinh doanh năm 2020 kém khả quan, SSI cho rằng ngành có diễn biến tích cực phần lớn là nhờ kỳ vọng vào tăng trưởng thương mại của Việt Nam do tác động tích cực của các hiệp định FTA mới ký kết như EVFTA và RCEP và kỳ vọng tăng trưởng dòng vốn FDI nhờ làn sóng đa dạng hóa chuỗi cung ứng và sản xuất ra khỏi Trung Quốc. 

Theo dữ liệu từ VietstockFinance, trong tổng số 27 doanh nghiệp logistics niêm yết công bố BCTC năm 2020, có 9 doanh nghiệp báo lãi giảm, 2 doanh nghiệp ôm lỗ, 16 doanh nghiệp có lãi tăng. Các doanh nghiệp này đã tạo ra 39,845 tỷ đồng doanh thu thuần và 2,938 tỷ đồng lãi ròng, lần lượt giảm 6% và 5% so với năm trước.

Trong đó, doanh nghiệp logistics được chia ra thành 3 nhóm chính là nhóm khai thác cảng, nhóm hỗ trợ vận tải và kho bãi, nhóm vận tải đường thủy.

2 doanh nghiệp lỗ góp mặt trong nhóm vận tải đường thủy

Đại diện nhóm vận tải đường thủy, Vận tải Biển Việt Nam (HOSEVOS) ôm trọn khoản lỗ ròng hơn 187 tỷ đồng. VOS cho biết, năm 2020 là năm vô cùng khó khăn của ngành logistics do những ảnh hưởng từ dịch Covid-19 với nhiều thời điểm thị trường giảm sâu, hàng hóa khan hiếm, tàu không thể vào cảng làm hàng hoặc thay thuyền viên… Bên cạnh đó, dịch trên thế giới vẫn còn diễn biến phức tạp và khó lường làm cho thị trường vận tải biển chưa thể phục hồi ổn định trở lại khiến kết quả của Công ty bị lỗ.

Chịu tác động liên hoàn từ dịch Covid-19 bùng phát tiếp đợt 3 vào tháng 12/2020 và tình hình thời tiết, thủy triều cuối năm diễn biến xấu đã khiến Tàu cao tốc Superdong - Kiên Giang (HOSESKG) báo lỗ trong quý cuối năm. Lũy kế cả năm 2020, lãi ròng của doanh nghiệp vận tải đường thủy này tuột dốc 79% so với thực hiện năm trước, xuống còn 21 tỷ đồng. So với kế hoạch đề ra trong năm 2020, đơn vị này chỉ thực hiện được 86% kế hoạch doanh thu thuần và 68% kế hoạch lãi sau thuế.

Kết quả kinh doanh năm 2020 của nhóm vận tải đường thủy. Đvt: Tỷ đồng
Nguồn: VietstockFinance

Mặc dù ghi nhận lãi ròng tăng 81% so với năm trước, đạt 65 tỷ đồng nhưng kết quả này không đến từ hoạt động kinh doanh chính của Vận tải Xăng dầu Vipco (HOSEVIP) mà chủ yếu đến từ việc thanh lý, nhượng bán tài sản cố định, thu về hơn 56 tỷ đồng. Năm 2020, VIP đặt kế hoạnh tổng doanh thu hơn 588 tỷ đồng và lãi ròng 54 tỷ đồng. Như vậy, Công ty đã thực hiện 85% về doanh thu và vượt 20% chỉ tiêu lợi nhuận.

Nhóm hỗ trợ vận tải đua nhau vượt kế hoạch

Mặc dù trong năm 2020, chuỗi cung ứng gặp nhiều khó khăn, Transimex (HOSETMS) vẫn hoàn thành tốt kế hoạch đã đưa ra trước đó với doanh thu thuần và lãi ròng 2020 lần lượt tăng 48% và 47% so với năm trước, đạt 3,462 tỷ đồng và 315 tỷ đồng.

Trong năm 2020, TMS dự kiến đem về 2,279 tỷ đồng doanh thu thuần (giảm 3%) và 368 tỷ đồng lãi trước thuế (tăng 44% so với thực hiện năm trước). Đây cũng là mức lãi trước thuế cao nhất trong 5 năm trở lại đây. So với kế hoạch được cổ đông giao phó, TMS đã hoàn thành vượt 52% kế hoạch doanh thu và gần như đã hoàn thành kế hoạch lợi nhuận.

Hay như Container Việt Nam (HOSEVSC) cũng hoàn thành vượt kế hoạch đề ra trong năm 2020. Tuy nhiên, sang năm 2021, doanh nghiệp lại lên kế hoạch lãi trước thuế năm 2021 giảm 12% so với 2020, ở mức 296 tỷ đồng trong trường hợp dịch bệnh Covid-19 có diễn biến bất thường và container tiếp tục thiếu hụt.

Kết quả kinh doanh năm 2020 của nhóm hỗ trợ vận tải. Đvt: Tỷ đồng
Nguồn: VietstockFinance

Tuy lãi ròng 2020 giảm so với năm trước nhưng Gemadept (HOSEGMD) đã hoàn thành vượt kế hoạch cả về doanh thu (vượt 21%) và lợi nhuận (vượt 19%). Theo GMD, nguyên nhân kết quả 2020 giảm chủ yếu do ảnh hưởng từ dịch Covid-19 khiến lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh thông thường và lợi nhuận từ công ty liên doanh, liên kết giảm. Tại thời điểm cuối năm, doanh nghiệp này đang sở hữu 18 công ty con và 16 công ty liên doanh, liên kết.

Kết quả kinh doanh năm của GMD qua các năm trở lại đây. Đvt: Tỷ đồng
Nguồn: VietstockFinance

Nhóm khai thác cảng “bứt phá”

Nhờ nỗ lực tìm kiếm khách hàng cho mảng hoạt động mua bán hàng hóa và dịch vụ cho thuê kho bãi, tiết giảm chi phí đã giúp cho lãi ròng Cảng Rau Quả (HNXVGP) tăng vọt lên 16 tỷ đồng, gấp đôi năm trước.

Tương tự, Cảng Đồng Nai (HOSEPDN) báo lãi ròng đạt 238 tỷ đồng, tăng 74% so với năm 2019. Trong quý cuối năm, tình hình dịch được kiểm soát tốt, việc tạm dừng trạm thu phí tại cầu Đồng Nai từ 24/08 tạo thêm lợi thế cạnh tranh khai thác hàng container khu vực TPHCM/Bình Dương làm cho sản lượng ngành hàng container tăng. Ngoài ra, Công ty cũng đưa ra những chính sách về giá cả hợp lý để tăng cường, tận dụng lôi kéo khai thác nguồn hàng tổng hợp cộng với lượng khách hàng truyền thống được ổn định, diện tích bãi tại các cảng tiếp tục được mở rộng thuận lợi cho việc khai thác hàng hóa thu hút thêm được một số khách hàng mới.

Một số doanh nghiệp trong nhóm khai thác cảng này cũng ghi nhận lãi ròng tăng trưởng như Cảng Đoạn Xá (HNXDXP), Cảng Nghệ Tĩnh (HNXNAP), Cảng Hải Phòng (HNXPHP)…

Kết quả kinh doanh của nhóm khai thác cảng. Đvt: Tỷ đồng
Nguồn: VietstockFinance

Ngược lại, Cung ứng và Dịch vụ Kỹ thuật Hàng Hải (HNXMAC) là doanh nghiệp duy nhất trong nhóm khai thác cảng báo lãi ròng lao dốc 92%, chỉ còn 1 tỷ đồng và doanh thu cũng giảm 26%, xuống còn 116 tỷ đồng.

Theo SSI Reserch, ngành logistics năm 2021 kỳ vọng sẽ tăng trưởng nhờ xuất khẩu được hưởng lợi từ tiêu dùng toàn cầu phục hồi, nhu cầu cao đối với các cơ sở logistics từ các dự án sản xuất mới, khả năng tăng giá dịch vụ cảng và các cảng nước sâu tiếp tục là điểm sáng.

SSI cho rằng xu hướng tăng kích thước tàu sẽ tiếp tục là điều kiện thuận lợi cho các cảng biển nước sâu. Việc mở rộng cảng tại hai khu vực cảng biển nước sâu Cái Mép - Thị Vải và Lạch Huyện sẽ thu hút tàu mẹ cập cảng Việt Nam thay vì các cảng trung chuyển tập trung trong khu vực như Singapore và Hong Kong. Do đó, tăng trưởng sản lượng sẽ duy trì ở mức cao 20% tại hai khu vực này. Gemalink sẽ là cảng mới nhất tại Cái Mép đi vào hoạt động trong năm 2021, đóng góp 1.5 triệu TEU vào tổng nguồn cung trong giai đoạn 1, tương đương 22% nguồn cung khu vực. Cạnh tranh sẽ ngày càng tăng, nhưng sẽ không gây quá nhiều áp lực lên các cảng nhờ nhu cầu tốt.

Bên cạnh đó, một bước đệm lớn cho sự phát triển của ngành logistics trong năm 2021 đó là việc tham gia vào hiệp định thương mại FTA, điều này sẽ giúp tạo ra nhiều nguồn hàng và nhiều nguồn đầu tư.

Tiên Tiên

FILI