SZC sắp có game, bài toán ‘1 vốn 4 lời’ của công ty mẹ Sonadezi?

Trước hết, nhìn vào lịch sử hình thành và cơ cấu tổ chức của Tổng CTCP Phát triển Khu công nghiệp - Sonadezi (Mã SNZ - HoSE), được biết, doanh nghiệp có tiền thân là Công ty Phát triển Khu công nghiệp Biên Hòa, được thành lập vào năm 1990 do UBND tỉnh Đồng Nai nắm 99,6% cổ phần.

Trải qua hơn 20 năm phát triển, SNZ hiện là một trong những doanh nghiệp phát triển khu công nghiệp và các dịch vụ liên quan lớn nhất Việt Nam với 11 khu công nghiệp trong và ngoài tỉnh Đồng Nai, tổng diện tích khoảng 4.644,8ha.

SZC sắp có game, bài toán ‘1 vốn 4 lời’ của công ty mẹ Sonadezi?
Sonadezi là một trong những thương hiệu trong sân chơi bất động sản khu công nghiệp tại Việt Nam

SNZ phát triển theo mô hình 1 công ty mẹ và 16 công ty con trong đó mỗi công ty con sẽ quản lý, phát triển 1 hoặc nhiều khu công nghiệp trong 1 địa bàn nhất định (như CTCP Sonadezi Châu Đức (Mã SZC - HoSE) chủ yếu hoạt động ở địa bàn huyện Châu Đức, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu…) hay quản lý, kinh doanh các dịch vụ liên quan đến khu công nghiệp như hạ tầng nước, vật liệu xây dựng…

Trong năm 2024, Tổng Công ty Sonadezi lên kế hoạch thoái vốn tại nhiều công ty con trong đó, đối với 6 công ty kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp bao gồm CTCP Phát triển Đô thị Công nghiệp số 2 (Mã D2D- HoSE), CTCP Sonadezi Long Thành (Mã SZL - HoSE), CTCP Sonadezi Châu Đức, CTCP Sonadezi Giang Điền (Mã SZG - HoSE), CTCP Sonadezi Bình Thuận. SZN sẽ tiến hành:

- Thoái vốn còn 46% đối với các công ty có tỷ lệ lấp đầy khu công nghiệp dưới 70%;

- Thoái vốn còn 36% đối với các công ty có tỷ lệ lấp đầy khu công nghiệp trên 70%;

- Thoái vốn còn 36% tại CTCP Vật liệu và Xây dựng Đồng Nai;

Sonadezi cũng sẽ thoái hết vốn đối với 5 công ty gồm CTCP Xây dựng Đồng Nai, CTCP Sơn Đồng Nai (Mã SDN - HNX), CTCP Xây dựng Dân dụng Công nghiệp số 1 Đồng Nai, CTCP Đô thị Amata Biên Hòa và CTCP Công trình Giao thông Đồng Nai (Mã DGT - UPCoM).

Các doanh nghiệp còn lại trong danh mục đầu tư sẽ được giữ nguyên tỷ lệ sở hữu.

Theo đại diện SNZ, việc thoái vốn có nhiều nguyên nhân bao gồm: Các khu công nghiệp đầu tiên do các công ty con quản lý đã lấp đầy gần hết, không còn nhiều dư địa để tăng trưởng tiếp… Việc thoái vốn các dự án cũ cho phép công ty huy động thêm nguồn lực để phát triển các dự án mới.

Kế đến, với quy định sở hữu chéo hiện tại, công ty mẹ và các công ty con không được góp vốn chung thành lập công ty mới, kể các công ty con thành viên trực thuộc công ty mẹ là công ty Nhà nước cũng như vậy.

Hiểu một cách đơn giản, để phát triển dự án mới, Tổng Công ty Sonadezi hoặc phải tự thành lập công ty con, hoặc nếu công ty con như SZC muốn phát triển, mở rộng quỹ khu công nghiệp hiện tại thì buộc phải tự sử dụng nguồn vốn hiện có của mình.

Đáng lưu ý, CTCP Sozadezi Châu Đức vào cuối năm 2023 đã phát hành gần 60 triệu cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu với tỷ lệ 2:1, giá phát hành là 20.000 đồng/cp. Công ty mẹ là Sonadezi đã thực hiện toàn bộ 56,2 triệu quyền mua cổ phiếu của SZC (cứ 2 quyền mua sẽ được mua 1 cổ phiếu); số tiền tương ứng bỏ ra là hơn 562 tỷ đồng.

Khi thực hiện thương vụ này, Tổng Công ty Sonadezi có thể đạt được 2 mục tiêu: Thứ nhất, tăng vốn cho SZC để phát triển dự án mới; chuẩn bị nhận khoản lợi nhuận không nhỏ từ việc thoái vốn SZC trong tương lai vài năm tới - với mức giá thoái vốn nhiều khả năng sẽ có lợi hơn so với giá cổ phiếu hiện hữu trên thị trường.

Xem thêm tại nguoiquansat.vn