Tiền trong nước hưng phấn, khối ngoại tranh thủ chốt lời bán ròng 1.200 tỷ

Sự trỗi dậy mạnh mẽ của dòng tiền nội tiếp tục đưa VN-Index về vùng đỉnh cũ. Sau nhiều rung lắc trong phiên, chỉ số chốt ngày sát mốc 1.340 tương đương tăng 7,30 điểm với độ rộng đẹp miên man 230 mã tăng trên 88 mã giảm điểm. Mặc dù vậy đã có sự xoay chuyển trục chính khi nhóm vốn hóa lớn, đặc biệt là họ nhà Vin đã mờ đi trong vai trò dẫn dắt, thay vào đó tiền lan tỏa sang cổ phiếu nhóm vốn hóa vừa và nhỏ.

Trong hầu hết khung giờ giao dịch, nhóm Vin gặp áp lực chốt lời và giảm điểm nhưng sau đó đóng cửa phiên VHM vẫn được kéo lên tăng 1,09%, VIC đứng yên ở vùng tham chiếu. Trong khi nhóm bất động sản vừa và nhỏ như DIG và CEO bật tăng kịch trần, nhiều cổ phiếu khác như VPI KDH, PDR, SSH, NLG tăng cực mạnh.

Tương tự, nhóm vận tải logistics tiếp tục bung lụa khi GMD, HAH tím lịm, HVN tăng 4,15%; PHP tăng 6,78%, SGP tăng 6,82%. Đầu tư công cũng bứt phá ở nhóm CTD, CC1, DPG, FCN, HBC. Công nghệ thông tin có FPT và CMG cũng hồi phục khá tăng lần lượt 1,45% và 2,22%. Nhóm chứng khoán xanh mướt khi thanh khoản thị trường đang ở vùng cao mới và kỳ vọng sẽ sớm được FTSE nâng hạng trong tháng 9 tới đây.

Nhìn chung dòng tiền đang tập trung ở nhóm vốn hóa vừa và nhỏ với tâm điểm là cảng biển, xây dựng, đầu tư công... đây là những nhóm ngành được kỳ vọng hưởng lợi từ thúc đẩy tăng trưởng nội địa và hồi phục sau khi bị bán tháo mạnh với thông tin thuế quan của Mỹ.

Ngược lại, ngân hàng đang có sự chia rẽ khi bên tăng có BID, CTG, TCB, SHB, VIB ngược lại chiều giảm có tụ lớn VCB, MBB, VPB, LPB...

Việc VN-Index quay lại đỉnh cao cũ nhưng thị trường không tỏ ra lo ngại là một biểu hiện đáng chú ý. Tâm lý thậm chí còn hưng phấn khi dòng tiền hoạt động mạnh mẽ ở các cổ phiếu vừa và nhỏ.

Thanh khoản bật tăng mạnh lên 29.000 tỷ đồng khớp lệnh trên cả ba sàn. Trong đó, khối ngoại chốt lời bán ròng hơn 1197.6 tỷ đồng, tính riêng giao dịch khớp lệnh thì họ bán ròng 1097.9 tỷ đồng. Mua ròng khớp lệnh chính của nước ngoài là nhóm Công nghệ Thông tin, Xây dựng và Vật liệu. Top mua ròng khớp lệnh của nước ngoài gồm các mã: FPT, GMD, CTD, KBC, HVN, GVR, BVH, HHV, NLG, FRT.

Phía bên bán ròng khớp lệnh của nước ngoài là nhóm Bất động sản. Top bán ròng khớp lệnh của nước ngoài gồm các mã: HPG, VIX, VIC, VCB, NVL, VNM, DXG, STB, GEX.

Tiền trong nước hưng phấn, khối ngoại tranh thủ chốt lời bán ròng 1.200 tỷ  - Ảnh 1

Nhà đầu tư cá nhân mua ròng 1026.2 tỷ đồng, trong đó họ mua ròng khớp lệnh là 1025.5 tỷ đồng. Tính riêng giao dịch khớp lệnh, họ mua ròng 11/18 ngành, chủ yếu là ngành Bất động sản. Top mua ròng của nhà đầu tư cá nhân tập trung gồm: HPG, GEX, VRE, SHB, VCB, MBB, DIG, HAH, VND, PDR.

Phía bán rồng khớp lệnh: họ bán ròng 7/18 ngành chủ yếu là nhóm ngành Hóa chất, Hàng cá nhân & Gia dụng. Top bán ròng có: VPB, GMD, VHM, KBC, GVR, EIB, DBC, TCM, NLG.

Tự doanh bán ròng 158.8 tỷ đồng tính riêng khớp lệnh họ bán ròng 158.8 tỷ đồng. Tính riêng giao dịch khớp lệnh: Tự doanh mua ròng 6/18 ngành. Nhóm mua ròng mạnh nhất là Dịch vụ tài chính, Hóa chất. Top mua ròng khớp lệnh của tự doanh phiên ngày hôm nay gồm FUEVFVND, E1VFVN30, SSI, VCI, VND, CTI, HDB, TCH, NLG, DGC. Top bán ròng là nhóm Ngân hàng. Top cổ phiếu được bán ròng gồm VIC, FPT, HPG, VHM, NVL, REE, VCB, VPB, SHB, LPB.

Nhà đầu tư tổ chức trong nước mua ròng 257.7 tỷ đồng, tính riêng khớp lệnh thì họ mua ròng 231.2 tỷ đồng. Tính riêng giao dịch khớp lệnh: Tổ chức trong nước bán ròng 7/18 ngành, giá trị lớn nhất là nhóm Hàng & Dịch vụ Công nghiệp Top bán ròng có FPT, GEX, DIG, VND, HAH, PDR, GMD, SHB, VPI, HVN.
Giá trị mua ròng lớn nhất là nhóm Dịch vụ tài chính. Top mua ròng có VIX, VIC, VPB, NVL, VHM, SSI, DXG, HPG, VNM, EIB.

Giá trị giao dịch thỏa thuận hôm nay đạt 2.967,6 tỷ đồng, tăng +55,9% so với phiên liền trước và đóng góp 10,2% tổng giá trị giao dịch. Hôm nay có giao dịch đáng chú ý ở cổ phiếu EIB, với hơn 12,4 triệu đơn vị cổ phiếu tương đương 281,8 tỷ đồng được sang tay giữa các NĐT cá nhân. Ngoài ra còn có giao dịch Tổ chức trong nước bán thỏa thuận hơn 13,1 triệu đơn vị cổ phiếu VSC (trị giá 283,9 tỷ đồng) cho nhà đầu tư cá nhân.

Tỷ trọng phân bổ dòng tiền tăng ở Bất động sản, Chứng khoán, Thực phẩm, Bán lẻ, Phần mềm, Hàng không, Sản xuất & phân phối điện trong khi giảm ở Ngân hàng, Hóa chất, Nuôi trồng nông & hải sản, Thiết bị điện, Nhựa, cao su & sợi, Sản xuất ô tô.

Tính riêng khớp lệnh, tỷ trọng phân bổ dòng tiền tăng ở nhóm vốn hóa vừa VNMID, trong khi giảm ở nhóm vốn hóa lớn VN30 và nhỏ VNSML.

Xem thêm tại vneconomy.vn