Toàn cảnh BCTC quý 1/2025: Ngân hàng áp đảo về lợi nhuận, F&B sụt giảm, thép ‘liểng xiểng’, 4 doanh nghiệp họ Vin dẫn đầu nhóm BĐS

Tính đến ngày 5/5, gần như tất cả các "ông lớn" của các ngành đã công bố BCTC quý 1/2025, tạo nên một bức tranh hoàn thiện về kết quả kinh doanh trong quý đầu năm.

Ngân hàng tiếp tục là động lực tăng trưởng, với nhiều ngân hàng duy trì lợi nhuận cao. Ngành bất động sản, dầu khí, và chứng khoán cho thấy sự phân hóa mạnh, với một số doanh nghiệp phục hồi tốt nhưng nhiều doanh nghiệp khác vẫn lỗ hoặc tăng trưởng âm.

Toàn cảnh BCTC quý 1/2025: Ngân hàng áp đảo về lợi nhuận, F&B sụt giảm, thép ‘liểng xiểng’, 4 doanh nghiệp họ Vin dẫn đầu nhóm BĐS- Ảnh 1.

Ngành ngân hàng tiếp tục là trụ cột của nền kinh tế với lợi nhuận cao và tăng trưởng ổn định. Nhóm ngân hàng chiếm tới 8 trong 10 doanh nghiệp có lợi nhuận trước thuế cao nhất quý 1/2025.

Vietcombank dẫn đầu về lợi nhuận nhóm ngân hàng với lợi nhuận 10.860 tỷ đồng, tăng khoảng 1% so với cùng kỳ. MB vươn lên vị trí thứ 2 với tăng trưởng 45%, LNTT đạt 8.386 tỷ đồng.

Một số ngân hàng có mức tăng trưởng cao là Seabank (189%), ABBank (116%) và VietBank (238%).

Toàn cảnh BCTC quý 1/2025: Ngân hàng áp đảo về lợi nhuận, F&B sụt giảm, thép ‘liểng xiểng’, 4 doanh nghiệp họ Vin dẫn đầu nhóm BĐS- Ảnh 2.

4 doanh nghiệp họ nhà Vin chiếm 4 vị trí dẫn đầu về lợi nhuận ngành bất động sản trong quý.

Trong đó, Trung tâm Hội chợ Triển lãm Việt Nam (VEFAC, VEF) bên cạnh vị trí số 1 về lợi nhuận trước thuế, công ty cũng đạt vị trí số 1 về mức tăng trưởng. Với LNTT đạt 18.605 tỷ đồng, tăng trưởng 16.149% so với mức nền rất thấp (115 tỷ đồng) của quý 1/2024, VEF không chỉ dẫn đầu về tỷ lệ tăng trưởng mà còn về giá trị lợi nhuận tuyệt đối trong quý.

Nguyên nhân của sự đột biến trên do trong quý này, VEF ghi nhận doanh thu từ chuyển nhượng một phần dự án Vinhomes Global Gate là 44.560 tỷ đồng.

Toàn cảnh BCTC quý 1/2025: Ngân hàng áp đảo về lợi nhuận, F&B sụt giảm, thép ‘liểng xiểng’, 4 doanh nghiệp họ Vin dẫn đầu nhóm BĐS- Ảnh 3.

Vinhomes và Vingroup cũng đạt tăng trưởng cao với mức tăng lần lượt là 171% và 196%. Kinh Bắc lãi 1.125 tỷ đồng, trái với khoản lỗ 36 tỷ đồng của cùng kỳ.

Novaland lỗ lớn nhất nhóm bất động sản với khoản lỗ trước thuế 122 tỷ đồng, dù đã cải thiện so với cùng kỳ.

Toàn cảnh BCTC quý 1/2025: Ngân hàng áp đảo về lợi nhuận, F&B sụt giảm, thép ‘liểng xiểng’, 4 doanh nghiệp họ Vin dẫn đầu nhóm BĐS- Ảnh 4.

Ngành chứng khoán có sự phân hóa rõ rệt, với một số công ty đạt lợi nhuận cao nhưng nhiều công ty nhỏ lỗ hoặc giảm mạnh. TCBS và SSI có lợi nhuận trên 1.000 tỷ. Nhiều CTCK có mức tăng trưởng bằng lần như VIX, Smartmind, KAFI...

Toàn cảnh BCTC quý 1/2025: Ngân hàng áp đảo về lợi nhuận, F&B sụt giảm, thép ‘liểng xiểng’, 4 doanh nghiệp họ Vin dẫn đầu nhóm BĐS- Ảnh 5.

Ngành thép, vua thép Hòa Phát (HPG) ghi nhận lợi nhuận trước thuế đạt 3.840 tỷ đồng, tăng trưởng 18% so với cùng kỳ. VNSteel, VG Pipe và Thép tấm lá Thống Nhất có mức tăng trưởng cao. Tisco, Đại Thiên Lộc và Gang thép Cao Bằng báo lỗ.

Toàn cảnh BCTC quý 1/2025: Ngân hàng áp đảo về lợi nhuận, F&B sụt giảm, thép ‘liểng xiểng’, 4 doanh nghiệp họ Vin dẫn đầu nhóm BĐS- Ảnh 6.

Những doanh nghiệp đầu ngành F&B trong quý này hầu hết đều báo lợi nhuận sụt giảm. Vinamilk (VNM) vẫn đạt lợi nhuận cao nhất ngành F&B với 1.951 tỷ đồng, nhưng giảm 28% so với cùng kỳ.

Masan Consumer (MCH) đứng thứ 2 báo lãi 1.838 tỷ đồng, giảm nhẹ 3% so với cùng kỳ. Masan Group (MSN) lãi trước thuế 1.222 tỷ đồng, tăng mạnh 93% so với 634 tỷ đồng của quý 1/2024.

Sabeco (SAB) lãi 1.022 tỷ đồng, giảm 22% so với cùng kỳ

Toàn cảnh BCTC quý 1/2025: Ngân hàng áp đảo về lợi nhuận, F&B sụt giảm, thép ‘liểng xiểng’, 4 doanh nghiệp họ Vin dẫn đầu nhóm BĐS- Ảnh 7.

Lợi nhuận trước thuế các doanh nghiệp niêm yết quý 1/2025 sắp xếp theo ngành:

Toàn cảnh BCTC quý 1/2025: Ngân hàng áp đảo về lợi nhuận, F&B sụt giảm, thép ‘liểng xiểng’, 4 doanh nghiệp họ Vin dẫn đầu nhóm BĐS- Ảnh 8.

Xem thêm tại cafef.vn