Diễn biến cổ phiếu cần quan tâm tuần qua

Cùng Đầu tư Chứng khoán nhìn lại nhận định của các công ty chứng khoán về cổ phiếu cần quan tâm trong tuần qua.

* BVSC khuyến nghị tích cực dành cho cổ phiếu DCM, VCBS khuyến nghị trung lập

Ở mức giá hiện tại, DCM đang giao dịch tại mức P/E 2024 là 7,2x; thấp hơn mức trung bình 5 năm ngành phân bón là 9,7x. Với phương pháp chiết khấu dòng tiền (DCF) và P/E, BVSC khuyến nghị OUTPERFORM cho DCM với giá mục tiêu là 40.500 đồng/cổ phiếu – tỷ suất sinh lời là 18,6% với kỳ vọng thị trường phân bón tiếp tục phục hồi và lợi nhuận sau thuế tăng trưởng ổn định từ 2.300-2.500 tỷ/năm trong giai đoạn 2024-2028 sau khi hết khấu hao trong 2023.

Trong khi đó, VCBS sử dụng phương pháp định giá dòng tiền DCF đưa ra giá mục tiêu của DCM là 36.424 đồng/CP (tăng 8,4% so với giá đóng cửa ngày 14/09/2023). Chúng tôi khuyến nghị trung lập đối với DCM.

Không được như kỳ vọng của BVSC, sau tuần tăng khá tốt đầu tháng 9, cổ phiếu DCM đã rung lắc và có những nhịp điều chỉnh trong tuần qua do áp lực bán chốt lời gia tăng khi cổ phiếu đang ở vùng đỉnh của năm 2023. Thống kê với việc đón nhận 3 phiên tăng và 2 phiên giảm, tính chung cả tuần, giá cổ phiếu DCM giảm nhẹ 100 đồng (-0,3%) từ mức 33.850 đồng/CP xuống 33.750 đồng/CP.

* KBSV khuyến nghị mua dành cho cổ phiếu GVR

Chúng tôi khuyến nghị mua đối với cổ phiếu GVR, mức giá mục tiêu 26.700 đồng/CP, tương ứng với mức sinh lời 17,6% so với mức giá đóng cửa ngày 12/09/2023.

Cũng như thị trường chung và nhiều mã khác, cổ phiếu GVR đã có tuần rung lắc khi giá đang ở vùng cao nhất kể từ đầu năm 2023 đến nay. Thống kê với việc đón nhận 2 phiên tăng và 3 phiên giảm, tính chung cả tuần, giá cổ phiếu GVR giảm nhẹ 100 đồng (-0,44%) từ mức 22.700 đồng/CP xuống 22.600 đồng/CP.

* MBS khuyến nghị mua dành cho cổ phiếu PHR

Chúng tôi khuyến nghị mua với giá mục tiêu 60.900 đồng/CP nhờ tiềm năng dài hạn của PHR trong bối cảnh ngành bất động sản KCN có dấu hiệu khởi sắc.

Diễn biến cổ phiếu PHR tuần qua cũng trong xu hướng chung của mã GVR cùng ngành. Cụ thể, với việc đón nhận 3 phiên tăng và 2 phiên giảm, tính chung cả tuần, giá cổ phiếu PHR giảm 300 đồng (-0,6%) từ mức 50.000 đồng/CP xuống 49.700 đồng/CP.

* BVSC khuyến nghị tích cực dành cho cổ phiếu PVS

Chúng tôi nâng giá mục tiêu đối với cổ phiếu PVS lên 43.200 đồng/cp do thực hiện điều chỉnh tổng giá trị hợp đồng xây dựng tại dự án Lô B lên 1 tỷ USD từ mức 700 triệu USD trong dự phóng trước đây, đồng thời bổ sung dự án Baltica 2 với giá trị 180 triệu USD vào mô hình định giá, qua đó duy trì khuyến nghị OUTPERFORM đối với cổ phiếu PVS, tương ứng với mức upside là 17%.

Trong bối cảnh chung gặp lực cản khá lớn tại vùng đỉnh của năm, nhóm cổ phiếu dầu khí lại có tuần ngược dòng khởi sắc khi nhiều mã tiếp tục phá đỉnh bởi thông tin giá dầu leo thang. Đặc biệt, cổ phiếu PVS là điểm sáng của ngành khi giá cổ phiếu xác lập mức cao nhất lịch sử trong tuần vừa qua. Thống kê với việc đón nhận 4 phiên tăng và 1 phiên giảm, tính chung cả tuần, giá cổ phiếu PVS tăng 2.300 đồng (+6,2%) từ mức 37.100 đồng/CP lên 39.400 đồng/CP.

* KBSV khuyến nghị mua dành cho cổ phiếu GAS

Dựa trên định giá FCFF và P/E chúng tôi khuyến nghị mua đối với cổ phiếu GAS. Giá mục tiêu là 118.800 đồng/cổ phiếu, tương đương mức upside 15,7% so với giá tại ngày 12/09/2023.

Cũng nằm trong xu hướng khởi sắc chung của dòng dầu khí, GAS có tuần tăng khá tốt bên cạnh thông báo ngày 25/9 tới sẽ chốt danh sách cổ đông phát hành cổ phiếu thưởng với tỷ lệ 20%. Thống kê với việc đón nhận 4 phiên tăng và 1 phiên giảm, tính chung cả tuần, giá cổ phiếu GAS tăng 7.400 đồng (+7,24%) từ mức 102.200 đồng/CP lên 109.600 đồng/CP.

* KBSV khuyến nghị mua dành cho cổ phiếu BSR

Dựa trên định giá FCFF, và P/B chúng tôi khuyến nghị mua đối với cổ phiếu BSR. Giá mục tiêu là 24.100 đồng/cổ phiếu, tương đương mức upside 16.4% so với giá tại ngày 07/09/2023. Chúng tôi nâng giá mục tiêu so với báo cáo cập nhật gần nhất để phản ánh diễn biến crack spread dầu Diesel tích cực hơn so với kỳ vọng.

Cùng xu hướng với PVS và GAS, cổ phiếu BSR đã bứt phá lên đỉnh một năm trong tuần giao dịch vừa qua. Cụ thể, với việc đón nhận 3 phiên tăng và 2 phiên giảm, tính chung cả tuần, giá cổ phiếu BSR tăng 1.500 đồng (+7,25%) từ mức 20.700 đồng/CP lên 22.200 đồng/CP.

* KBSV và BSC cùng khuyến nghị mua dành cho cổ phiếu VRE

Áp dụng phương pháp định giá từng phần, KBSV xác định mức giá hợp lý của VRE là 38.400 đồng/cổ phiếu, tương đương với mức upside 30% so với giá đóng cửa ngày 12/09/2023.

Bên cạnh đó, BSC duy trì khuyến nghị mua đối với cổ phiếu VRE và nâng mức giá mục tiêu lên 38.900 đồng/CP (upside +31%)khi áp dụng mức EBITDA năm 2024F làm năm tham chiếu thay vì 2023F như Báo cáo trước.

Trái với khuyến nghị của các công ty chứng khoán, trong xu hướng điều chỉnh giảm của nhóm bất động sản nói chung và họ Vingroup nói riêng, cổ phiếu VRE đã có tuần giao dịch không mấy khả quan. Thống kê với việc đón nhận 1 phiên tăng và 4 phiên giảm, tính chung cả tuần, giá cổ phiếu VRE giảm 1.200 đồng (-4,05%) từ mức 29.600 đồng/CP xuống 28.400 đồng/CP.

* MBS khuyến nghị mua dành cho cổ phiếu NKG

Chúng tôi khuyến nghị mua đối với cổ phiếu NKG, giá mục tiêu 26.150 đồng/CP, tiềm năng tăng giá 20% với những lý do chính sau: (1) kỳ vọng thị trường xuất khẩu phục hồi và là động lực tăng trưởng chính trong 2023-204, (2) Lợi nhuận ròng quay trở lại mức dương đạt 370 tỷ trong 2023 và tăng trưởng 67% trong 2024. NKG đang giao dịch ở mức P/B <1 và còn thấp hơn mức P/B trung bình 2 chu kỳ gần nhất.

Mặc dù giao dịch vẫn khá sôi động với các phiên đều đạt thanh khoản hơn 10 triệu đơn vị, nhưng áp lực bán chốt lời sau tuần tăng mạnh đầu tháng 9 đã khiến cổ phiếu NKG rung lắc với những phiên tăng giảm đan xen. Thống kê với việc đón nhận 3 phiên tăng và 2 phiên giảm, tính chung cả tuần, giá cổ phiếu NKG giảm 350 đồng (-1,6%) từ mức 21.850 đồng/CP xuống 21.500 đồng/CP.

* BVSC khuyến nghị tích cực dành cho cổ phiếu AST

Sử dụng phương pháp chiết khấu dòng tiền DCF, chúng tôi khuyến nghị OUTPERFORM với cổ phiếu AST, với giá mục tiêu là 69.800 đồng/cổ phiếu, tương ứng upside là 15,6%.

Dù đón nhận tin tích cực là cổ phiếu sẽ được đưa ra khỏi diện cảnh báo, nhưng AST vẫn chưa thoát khỏi xu hướng giảm. Thống kê với việc đón nhận 1 phiên đứng giá và 4 phiên giảm, tính chung cả tuần, giá cổ phiếu AST giảm 2.400 đồng (-3,97%) từ mức 60.400 đồng/CP xuống 58.000 đồng/CP.

* KBSV khuyến nghị mua dành cho cổ phiếu POW

Dựa trên định giá SOTP, triển vọng kinh doanh cũng như xem xét các rủi ro có thể phát sinh, chúng tôi khuyến nghị mua đối với cổ phiếu POW. Giá mục tiêu là 15.400 đồng/cổ phiếu, cao hơn 20% so với giá tại ngày 11/09/2023

Cũng như nhiều cổ phiếu trên sàn, POW đã có tuần rung lắc. Thống kê với việc đón nhận 2 phiên tăng, 2 phiên giảm và 1 phiên đứng giá tham chiếu, tính chung cả tuần, giá cổ phiếu POW giảm 100 đồng (-0,78%) từ mức 12.850 đồng/CP xuống 12.750 đồng/CP.

* BSC khuyến nghị mua dành cho cổ phiếu KBC

Chúng tôi duy trì khuyến nghị mua đối với cổ phiếu KBC với giá trị hợp lý năm 2024 là 42.500 đồng/CP (Upside +24% so với giá mở cửa ngày 8/9/2023), dựa trên phương pháp RNAV với WACC = 11% cho các dự án của Khu công nghiệp. Hiện tại, giá cổ phiếu KBC đã tăng 22% so với khuyến nghị trước đó của BSC.

Những thông tin khả quan như lợi nhuận ròng tăng gần 270 tỷ đồng sau kiểm toán bán niên hay khối ngoại trở lại mua ròng mạnh… chỉ đủ để giúp cổ phiếu KBC thoát khỏi tuần điều chỉnh chung của nhóm bất động sản. Thống kê với việc đón nhận 3 phiên tăng và 2 phiên giảm, tính chung cả tuần, giá cổ phiếu KBC tăng nhẹ 200 đồng (+0,56%) từ mức 35.400 đồng/CP lên 35.600 đồng/CP.

Xem thêm tại www.tinnhanhchungkhoan.vn