Thanh khoản dồi dào, giá cổ phiếu dòng “bank” vẫn lặn sâu

Trong tháng 10, mặc dù thanh khoản có sự phục hồi mạnh mẽ nhưng thị giá của phần lớn cổ phiếu dòng “bank” đều tiếp tục lao dốc do ảnh hưởng từ thị trường chung.

Thanh khoản dồi dào, giá cổ phiếu dòng “bank” vẫn lặn sâu

Trong tháng 10, mặc dù thanh khoản có sự phục hồi mạnh mẽ nhưng thị giá của phần lớn cổ phiếu dòng “bank” đều tiếp tục lao dốc do ảnh hưởng từ thị trường chung.

Kết thúc phiên 31/10/2022, chỉ số VN-Index lại đánh mất mốc 1,100 điểm, giảm 104.17 điểm so với cuối tháng 9, về còn 1,027.94 điểm. Dữ liệu VietstockFinance cũng cho thấy, chỉ số ngành ngân hàng vào cuối phiên 31/10/2022 cũng tiêu cực theo khi giảm 24.4 điểm so với cuối phiên 30/09/2022, xuống còn 475.65 điểm.

Vốn hóa ngân hàng tiếp tục mất hơn 25 ngàn tỷ đồng

Trong tháng 10, giá trị vốn hóa của nhóm ngân hàng giảm 25,008 tỷ đồng, xuống còn 1.4 triệu tỷ đồng (tính đến 31/10/2022), tỷ lệ giảm tương đương 2% so với mức 1.43 triệu tỷ đồng của phiên cuối tháng 9.

Nguồn: VietstockFinance

Tuy nhiên, vốn hóa của nhóm ngân hàng “gốc” Nhà nước không bị ảnh hưởng nhiều khi VietinBank (CTG) tăng 6% giá trị vốn hóa, kế đến là vốn hóa của BIDV (BID) tăng 2% và Vietcombank (VCB) có vốn hóa “đứng yên”.

Theo đó, đà giảm vốn hóa của cổ phiếu dòng “bank” chủ yếu đến từ khối ngân hàng cổ phần tư nhân, với mức giảm từ 2-24% do thị giá lao dốc.

Bất ngờ, cổ phiếu VPB trở thành điểm sáng với vốn hóa tăng mạnh đến 36% so với cuối tháng trước, lên gần 110,000 tỷ đồng do số lượng cổ phiếu niêm yết của Ngân hàng tăng thêm hơn 2.2 tỷ đơn vị sau khi hoàn tất phát hành cổ phiếu thưởng.

Nguồn: VietstockFinance

Thanh khoản dồi dào trở lại

Trong tháng qua, có gần 149 triệu cp ngân hàng được chuyển giao mỗi ngày, tăng mạnh đến 70% so với tháng 9, tương đương tăng hơn 61 triệu cp/ngày. Giá trị giao dịch cũng tăng 40%, lên gần 3,055 tỷ đồng/ngày.

Nguồn: VietstockFinance

Đáng chú ý, thanh khoản cổ phiếu của Viet A Bank tăng mạnh nhất trong tháng qua, với 1.4 triệu cp được chuyển giao mỗi ngày, gấp 8.4 lần tháng trước. Các ngân hàng cũng có thanh khoản tăng tính bằng lần là VBB gấp 4.5 lần, EIB gấp 3.1 lần, LPB gấp 2.9 lần, CTGTPB cùng gấp 2.2 lần, MBBTCB cùng gấp 2.1 lần.

Trong khi đó, KLB là nhà băng có thanh khoản giảm mạnh nhất, còn 42,506 cp/ngày, giảm 98% so với tháng trước.

Tháng 10 này, thanh khoản cổ phiếu STB vươn lên dẫn đầu, với gần 20 triệu cổ phiếu được giao dịch khớp lệnh mỗi ngày.

Trong khi đó, BAB là ngân hàng có thanh khoản thấp nhất nhóm chỉ với hơn 12,440 cp được giao dịch mỗi ngày, giá trị giao dịch chỉ gần 180 triệu đồng/ngày.

Nguồn: VietstockFinance

Khối ngoại bán ròng hơn 3,300 tỷ đồng cổ phiếu EIB

Trong tháng 10, khối ngoại đã bán ròng hơn 80 triệu cp ngành ngân hàng. Theo đó, giá trị bán ròng hơn 3,300 tỷ đồng.

Nguồn: VietstockFinance

Đáng chú ý, khối ngoại bán ròng mạnh hơn 74 triệu cp EIB (hơn 3,342 tỷ đồng) và hơn 30 triệu cp STB (520 tỷ đồng).

Trái lại VCB, SHBCTG là những cổ phiếu được khối ngoại mua ròng mạnh với giá trị hơn trăm tỷ đồng.

Cổ phiếu ngân hàng vẫn hấp dẫn trong dài hạn

Trong dài hạn, Agriseco duy trì quan điểm cổ phiếu ngành ngân hàng sẽ là cơ hội đầu tư hấp dẫn nhờ quá trình chuyển đổi số trong hệ thống ngân hàng đang diễn ra mạnh mẽ, nhiều ngân hàng đang dần hình thành hệ sinh thái ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm với các sản phẩm tài chính công nghệ 4.0 giúp gia tăng giá trị thặng dư. Cùng với đó, quy mô và năng lực tài chính của các ngân hàng cũng đang được đẩy mạnh nhờ lợi nhuận tích lũy cùng quá trình tăng vốn, phát hành cho đối tác chiến lược.

Theo đánh giá của ông Michael Kokalari - Chuyên gia kinh tế trưởng, Công ty quản lý quỹ VinaCapital lại dự báo trong ngắn hạn, những lo lắng đối với ngành ngân hàng có thể đến từ: (1) Biên lợi nhuận mỏng, do chi phí huy động vốn cao hơn và điều chỉnh lãi suất cho vay chậm hơn, một phần là do Chính phủ kêu gọi hạn chế tốc độ tăng lãi suất cho vay; và (2) rủi ro được nhận thấy đối với chất lượng tài sản từ trái phiếu doanh nghiệp có khả năng không thể tái cấp vốn, chuyển nhượng hoặc hoàn trả trong bối cảnh các yêu cầu phát hành chặt chẽ hơn (và có thể làm dao động niềm tin vào các đợt phát hành trái phiếu trong tương lai).

Tuy nhiên, định giá cổ phiếu ngân hàng Việt Nam hiện đang ở mức rẻ với P/B trung bình 1.3x so với 19.2% ROE và P/E FY22 ở mức 9.1x so với mức tăng trưởng thu nhập dự kiến ít nhất là 30% vào năm 2022 và 20% vào năm 2023. Trong dài hạn, ngành ngân hàng tiếp tục có sức hấp dẫn cao do tỷ suất lợi nhuận cao, chất lượng tài sản được kiểm soát tốt, tỷ lệ thâm nhập của các khoản vay thế chấp và bán lẻ thấp, và thu nhập tăng (nghĩa là Việt Nam vẫn đang ở giai đoạn đầu phát triển kinh tế, do đó ngành ngân hàng chưa đến giai đoạn bão hòa ).

Khang Di

FILI