Thế tiến thoái lưỡng nan của Ocean Group tại dự án Gia Định Plaza

Giữa lúc bị vây quanh bởi hàng loạt thông tin tiêu cực như xung đột với nhóm cổ đông lớn, cùng với đại dịch Covid-19 và thành tích kinh doanh ảm đạm, Ocean Group nay còn phải đối mặt với nguy cơ mất vốn đầu tư vì những rắc rối liên quan tới Dự án Gia Định Plaza.

Thế tiến thoái lưỡng nan của Ocean Group tại dự án Gia Định Plaza

Giữa lúc bị vây quanh bởi hàng loạt thông tin tiêu cực như xung đột với nhóm cổ đông lớn, cùng với đại dịch Covid-19 và thành tích kinh doanh ảm đạm, Ocean Group nay còn phải đối mặt với nguy cơ mất vốn đầu tư vì những rắc rối liên quan tới Dự án Gia Định Plaza.

Dự án Gia Định Plaza

Ngày 25/08/2010, CTCP Dệt may Gia định – Giditex, CTCP Đầu tư Phát triển Gia Định (GDT), Ngân hàng Thương mại Đại Dương (Ocean Bank) và CTCP Đầu tư và Tư vấn Liên Việt (LVC) đã ký kết hợp đồng hợp tác kinh doanh số 001 để xây dựng Dự án Gia Định Plaza. Đây là dự án văn phòng, căn hộ cho thuê kết hợp trung tâm thiết kế thời trang và nguyên phụ liệu phục vụ ngành dệt may tại số 7 đường Trường Chinh, phường Đông Hưng, quận 12, Tp.HCM.

Tuy nhiên, đến nay, việc hợp tác thực hiện Dự án Gia Định Plaza đang bị chậm tiến độ và tạm dừng. Nguyên nhân đằng sau được cho là do các sự kiện sai phạm liên quan tới Nguyên Chủ tịch OceanBank, việc cổ phần hóa của Giditex bị kéo dài và các thay đổi trong cổ đông của Giditex và GDI, tỷ lệ vốn góp giữa LVCOGC chưa được làm rõ, và các rắc rối về nguồn vốn thực hiện dự án từ các bên.

Tranh chấp giữa Ocean Group và LVC

OGC liên quan trực tiếp đến một rắc rối làm chây ì Gia Định PLaza. Tất cả bắt nguồn từ sự hiểu nhầm và những tranh cãi xoay quanh một khoản tiền mà họ nhận được từ đối tác LVC.

Ngày 25/07/2013, LVC đã gửi đơn đề nghị OGC chuyển 145 tỷ đồng theo Hợp đồng nguyên tắc đầu tư Dự án Gia Định Plaza. Cùng ngày, OGC đã chuyển tiền cho LVC theo yêu cầu với nội dung là chuyển tiền góp vốn theo hợp đồng. (Lưu ý, tại thời điểm này, OGC chưa được công nhận là thành viên góp vốn)

Theo đó, OGC nghĩ rằng đây là tiền chuyển để góp vốn vào Dự án Gia Định Plaza. Tuy nhiên, đến khi OGC gửi văn bản yêu cầu LVC xác nhận số tiền 145 tỷ đồng là tiền để góp vốn thực hiện Dự án Gia Định Plaza, phía LVC đã từ chối xác nhận. LVC cho rằng đây là số tiền chuyển theo Đơn đề nghị chuyển tiền và không hề liên quan tới Dự án. Ngoài ra, trong năm 2013, OGC cũng chưa được công nhận là bên hợp tác góp vốn trong Dự án.

Từ năm 2013 đến nay, OGC cũng đã chi ra 4.8 tỷ đồng để thanh toán các chi phí của dự án. Theo phía LVC, đây cũng là khoản tiền mà OGC ứng ra và nộp hộ cho LVC. Do đó, Công ty này khẳng định OGC không phải là đơn vị góp vốn vào dự án.

Đáng chú ý hơn, theo thông tin từ phía LVC cung cấp và hồ sơ lưu tại Công ty này, các bên không tìm thấy Hợp đồng nguyên tắc đầu tư Dự án Gia Định Plaza đã ký kết giữa OGCLVC.

Tình trạng không có hợp đồng cộng với việc OGC chuyển tiền khi chưa được công nhận là thành viên góp vốn đã khiến việc xác định tỷ lệ góp vốn của OGC trở nên phức tạp.

OGCLVC đến nay vẫn đang tranh cãi và chưa thể xác lập rõ tỷ lệ vốn góp giữa hai bên trong dự án. Trên thực tế, Tập đoàn Đại Dương đã hạch toán khoản tiền 145 tỷ đồng là khoản phải thu và được trích lập 100% từ năm 2015 đến năm 2017.

Thế tiến thoái lưỡng nan của OGC

Theo đánh giá của OGC, Dự án Gia Định Plaza không có hiệu quả cao và không có khả năng thu hồi lại vốn cho các bên. Bên cạnh đó, OGC cũng không có nguồn lực để tiếp tục dự án trong ngắn và trung hạn.

Tuy nhiên, việc chưa xác định rõ ràng tỷ lệ vốn góp trong dự án đẩy OGC vào cảnh tiến thoái lưỡng nan khi quyết định tiếp tục dự án, thoái vốn hay chuyển nhượng quyền góp vốn.

Những tưởng dự án cứ tiếp tục đắp chiếu và OGC cứ mắc kẹt mãi nhưng mới đây thông tin về việc một bên mua xuất hiện và sẵn sàng lấy cái của nợ này khỏi OGC khiến giới quan sát bất ngờ.

Trong thời gian qua, OGC cho biết đã có đối tác có nhu cầu và đề nghị nhận chuyển nhượng khoản tiền 145 tỷ đồng mà OGC đã chuyển LVC và 4.8 tỷ đồng ứng ra chi cho dự án. Công ty hiện đang làm việc với đối tác này để xem xét chuyển nhượng khoản nợ của LVC với mức giá không thấp hơn 10% giá trị khoản nợ. Tại thời điểm tháng 11/2020, chỉ có 1 cá nhân đề xuất giá ban đầu là 15 tỷ đồng.

Do đó, tại cuộc họp thường niên diễn ra vào ngày 29/10, HĐQT OGC trình ĐHĐCĐ phê duyệt chủ trương chuyển nhượng toàn bộ quyền lợi và nghĩa vụ tham gia Dự án của OGC tại Dự án Gia Định Plaza với giá chuyển nhượng không thấp hơn 15 tỷ đồng và chấm dứt hợp tác đầu tư và rút vốn của OGC tại Dự án.Trong thời gian chủ trương ở trên chưa thực hiện, OGC đề nghị được ủy quyền để tiếp tục làm việc với LVC và các bên liên quan tới dự án.

Tuy nhiên, việc chưa xác định rõ tỷ lệ vốn góp của OGC trong dự án đã đặt ra câu hỏi rất lớn: OGC có được thoái vốn ra khỏi dự án hay không khi mà Công ty không được công nhận là bên góp vốn? Còn về phía bên nhận chuyển nhượng, liệu họ có chấp nhận khi mà tỷ lệ vốn góp của OGC còn chưa được xác định?

Thêm một rắc rối khác là OceanBank giờ đã bán lại khoản nợ xấu của LVC cho CTCP Đầu tư Avisa trong năm 2020. Đây là khoản nợ dựa trên tài sản đảm bảo là các quyền và lợi ích của LVC phát sinh từ Dự án Gia Định Plaza. Vậy, nếu OGC thoái vốn, liệu Avisa – bên mua khoản nợ xấu của LVC – có bằng lòng?

Vũ Hạo

FILI