Tỷ giá lên cao tạo áp lực bán diện rộng, VN-Index rớt gần 16 điểm

Phiên 3/4, chỉ số VN-Index giảm 15,57 điểm, tương đương 1,21%, xuống 1.271,47 điểm. Điểm đáng chú ý là áp lực bán lan rộng ra hầu hết các nhóm ngành.

Ở nhóm ngân hàng, khá nhiều cổ phiếu giảm mạnh trên 2% như CTG, MBB, HDB, VIB, OCB. Điều đặc biệt là tất cả cổ phiếu ngân hàng trên sàn HoSE đều suy giảm.

Cổ phiếu chứng khoán khá hơn một chút khi BSI và FTS ghi nhận sắc xanh nhưng cũng chỉ tăng nhẹ. Ở chiều ngược lại, SSI giảm 2,19%, VCI giảm 2,8%, HCM giảm 2,17%, VND giảm 1,3%, VIX giảm 2,15%, ORS giảm 1,99%, VDS giảm 2,16%, AGR giảm 2,24%.

Nhóm bất động sản cũng không tránh khỏi xu hướng chung. Đáng chú ý nhất là DIG giảm tới 5,36%, bên cạnh đó còn khá nhiều mã giảm sâu như DXG mất 3,85% giá trị, KBC giảm 3,24%, PDR giảm 2,12%, TCH giảm 2,48%, CRE giảm 2,71%... Tuy vậy, vẫn có những cổ phiếu tỏ ra mạnh mẽ như NLG, VCG, DXS.

Cổ phiếu năng lượng, hàng không và bán lẻ đều chìm trong sắc đỏ: GAS giảm 0,85%, POW giảm 1,3%, PGV giảm 0,46% còn PLX giảm 0,79%; VJC giảm 0,78% trong khi HVN mất 3,07% giá trị; MWG giảm 2,71%, PNJ giảm 2,02%, FRT giảm 3,01% và DGW giảm 2,67%.

Khả quan hơn cả là nhóm sản xuất. Mặc dù các cổ phiếu vốn hoá lớn đều mất điểm (HPG giảm 1,48%, VNM giảm 0,89%, GVR giảm 2,84%, MSN giảm 1,48%, SAB giảm 0,71%) nhưng ở các cổ phiếu còn lại, sắc xanh lại không thua kém sắc đỏ, có thể kể đến DCM tăng 2,16%, DPM tăng 1,96%, VHC tăng 0,66%, VCF tăng 3,51%, ACG tăng 1%, ANV tăng 0,87%, DHC tăng 0,8%, MSH tăng 5,52%, STK tăng 1,74%, DMC tăng 4%, BFC tăng 6,15%.

Toàn sàn HoSE có 130 mã tăng giá, 52 mã đứng giá tham chiếu và 368 mã giảm giá. Thanh khoản khớp lệnh ở mức khá cao, đạt 25.222 tỷ đồng.

Xem thêm tại vietnamfinance.vn