Nhóm công ty chứng khoán thắng đậm mảng đầu tư, ‘nội soi’ danh mục tự doanh

Hai tháng cuối năm 2023, thị trường hồi phục sau ‘cú rơi’ hơn 200 điểm giai đoạn tháng 9-10/2023. Trong bối cảnh đó, hàng loạt công ty chứng khoán ghi nhận thắng đậm mảng đầu tư trong quý cuối năm 2023.

Tính tới thời điểm 31/12/2023, giá trị gốc danh mục tự doanh của các công ty chứng khoán đều tăng trưởng 2 chữ số. Sự khởi sắc trong mảng đầu tư là nhân tố chính góp phần giúp chứng khoán là nhóm ngành có nhiều doanh nghiệp báo lãi kỷ lục nhất năm 2023. Soi danh mục đầu tư của nhóm công ty này, những có phiếu có tần suất góp mặt lớn bao gồm VPB, FPT, ACB, HPG.

Lũy kế cho năm 2023, lãi ròng của Chứng khoán VNDirect (VND) đã đạt 2.018 tỷ đồng, tăng 48% so với cùng kỳ năm trước. Tính đến cuối năm, danh mục tự doanh có giá gốc hơn 16.600 tỷ đồng, giảm 2.000 tỷ so với cuối quý III. Sự giảm này chủ yếu xuất phát từ khoản trái phiếu chưa niêm yết (1.880 tỷ đồng) và chứng chỉ tiền gửi (1.065 tỷ đồng).

Ngược lại, giá trị của cổ phiếu và chứng chỉ quỹ chưa niêm yết tăng gần 500 tỷ so với cuối quý III, lên hơn 1.100 tỷ đồng.

Nhóm công ty chứng khoán thắng đậm mảng đầu tư, ‘nội soi’ danh mục tự doanh
Tài sản chính ghi nhận thông qua lãi/lỗ (FVTPL) (Nguồn: VNDirect)

Trong danh mục cổ phiếu niêm yết, VNDirect hiện đang nắm giữ giá trị lớn nhất là cổ phiếu của VPB (với giá gốc 455 tỷ đồng), tiếp theo là HSG (326 tỷ đồng), và ACB (63 tỷ đồng). Đáng chú ý, khoản đầu tư vào Bảo hiểm Bưu điện (PTI) đã không còn trong danh mục. Trong tháng 12/2023, VNDirect thậm chí còn mua thêm gần 2,9 triệu cổ phiếu PTI để nâng tỷ lệ sở hữu lên 20%, từ đó biến Bảo hiểm Bưu điện thành công ty liên kết.

Chứng khoán Sài Gòn - Hà Nội (SHS) công bố kết quả kinh doanh quý IV/2023 với khoản lợi nhuận sau thuế 178,5 tỷ đồng - tăng 25,5% so với cùng kỳ năm trước. Đến cuối quý IV/2023, giá gốc danh mục đầu tư tự doanh của công ty tăng 20% so với đầu năm, đạt 4.920 tỷ đồng. Trong số này, tự doanh cổ phiếu niêm yết tăng 2,57 lần lên mức 2.965 tỷ (tạm lãi 165 tỷ đồng).

Theo thuyết minh, tại danh mục tài sản FVTPL, EIB, MWG và FRT là các khoản đầu tư đáng chú ý nhất với tổng giá gốc đầu tư gần 900 tỷ đồng. Mức lãi theo giá hợp lý thời điểm cuối năm lần lượt +9,6%, -10,5% và 27,3%.

Nhóm công ty chứng khoán thắng đậm mảng đầu tư, ‘nội soi’ danh mục tự doanh
Nguồn: SHS

Trong khi đó, danh mục cổ phiếu AFS gồm 275,2 tỷ đồng đầu tư cổ phiếu SHB và 200 tỷ đồng đầu tư cổ phiếu TCD. Mức tạm lãi lần lượt là 110% và -59%.

Tính đến cuối năm 2023, giá trị của danh mục tự doanh của Chứng khoán Vietinbank (CTS) ghi nhận mức 2.900 tỷ đồng. Trong quý IV/2023, VietinBankSC đã thực hiện mua mạnh cổ phiếu EVF của EVNFinance (hơn 200 tỷ đồng).

Trong danh mục đầu tư của VietinBankSC, khoản đầu tư vào THACO được định giá hợp lý lên đến 266 tỷ đồng, trong khi chi phí mua chưa đến 48 tỷ đồng, đồng nghĩa với mức tạm lãi lên đến 456%.

Nhóm công ty chứng khoán thắng đậm mảng đầu tư, ‘nội soi’ danh mục tự doanh
Nguồn: CTS

Ngược lại, CTS đang chịu khoản lỗ 70% với cổ phiếu HNG của HAGL Agrico. Đáng chú ý, THACO hiện đang là cổ đông lớn nhất tại HAGL Agrico, chiếm tỷ lệ sở hữu là 27,6%.

Ngoài cổ phiếu niêm yết và chưa niêm yết, danh mục tự doanh của VietinBankSC còn bao gồm 285,5 tỷ đồng trái phiếu niêm yết, 494,6 tỷ đồng trái phiếu chưa niêm yết và hơn 528 tỷ đồng giấy từ có giá. Thêm vào đó, công ty cũng có khoản đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn (HTM) trị giá gần 1.800 tỷ đồng.

Chứng khoán BIDV - BSC (BSI) ghi nhận giá trị danh mục tự doanh tăng tới 42% so với cuối quý III/2023, ở mức 1.780 tỷ đồng. Công ty đã tăng 18% chứng chỉ tiền gửi, 85% trái phiếu niêm yết. Khoản trái phiếu niêm yết ghi nhận trên 310 tỷ đồng.

Trong khi đó, danh mục tự doanh cổ phiếu niêm yết và chưa niêm yết chỉ vỏn vẹn 73 tỷ đồng (theo giá đầu tư gốc). Các mã đáng chú ý có NAF, PNJ và lượng cổ phần CTCP Đầu tư Phan Vũ. 3 khoản đầu tư trên đang tạm lãi 37%.

Nhóm công ty chứng khoán thắng đậm mảng đầu tư, ‘nội soi’ danh mục tự doanh
Nguồn: BSC

Tại thời điểm 31/12/2023, tổng tài sản và vốn chủ sở hữu của Chứng khoán SSI đạt lần lượt 68,519 và 22,584 tỷ đồng, tăng 33% và 3% so với cuối năm 2022.

Tài sản ngắn hạn chiếm phần lớn trong cơ cấu tài sản của Công ty. Trong đó, danh mục tài sản FVTPL chiếm hơn 43.700 tỷ đồng, tăng 44% so với đầu năm.

Danh mục tài sản FVTPL của SSI vẫn tập trung nhiều vào chứng chỉ tiền gửi và trái phiếu chưa niêm yết với giá trị lần lượt gần 30.000 tỷ đồng và 10.680 tỷ đồng. So với đầu năm, số dư trái phiếu chưa niêm yết giảm hơn 12%. Ngược lại, chứng chỉ tiền gửi tăng 84%.

Danh mục cổ phiếu của Công ty cũng gia tăng gấp đôi quy mô so với đầu năm, đạt hơn 1.000 tỷ đồng. Trong đó, VPB, FPT, HPG là các khoản đầu tư nổi bật. Tuy vậy, danh mục cổ phiếu của SSI đang lỗ nhẹ 0,8%.

Nhóm công ty chứng khoán thắng đậm mảng đầu tư, ‘nội soi’ danh mục tự doanh
Nguồn: SSI

Các khoản đầu tư HTM của SSI cũng tăng mạnh so với đầu năm. Cụ thể, tại thời điểm của năm, giá trị tài sản HTM của Công ty lên tới gần 4.900 tỷ đồng, tăng 40% so với đầu năm.

Chứng khoán Rồng Việt (VDS) lãi sau thuế quý IV/2023 đạt 74,4 tỷ đồng, gấp 12,4 lần quý IV/2022. Sự phục hồi về điểm số của thị trường giúp VDS hoàn nhập hơn 38,6 tỷ đồng chi phí từ đánh giá giảm giá trị danh mục đầu tư đã trích lập trước đó. Nhờ đó,

Danh mục đầu tư của VDS tại thời điểm cuối năm 2023 theo giá mua đạt 1.235 tỷ đồng, chủ yếu là 691 tỷ cổ phiếu niêm yết, 492 tỷ trái phiếu chưa niêm yết. Doanh nghiệp dồn tiền nhiều vào cổ phiếu DBC, MWG, ACB.

Xem thêm tại nguoiquansat.vn