VN-Index giảm hơn 13 điểm, áp lực bán đến từ nhóm cổ phiếu vốn hoá lớn

Thị trường quay đầu giảm mạnh trong phiên đáo hạn phái sinh mặc dù đã có phiên hồi phục tốt trước đó.

Sự sụt giảm trong phiên hôm nay được lý giải bởi xuất hiện diễn biến bất lợi từ thị trường thế giới, nhất là quan điểm cứng rắn của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) trong việc kiểm chế lạm phát và có thể có thêm một đợt tăng lãi suất diễn ra cuối năm. Cả 2 chỉ số VN-Index và VN30 đều giảm điểm, trả lại toàn bộ số điểm đạt được ở phiên trước đó. 

Áp lực bán trong phiên chủ yếu đến từ nhóm cổ phiếu vốn hoá lớn và nhóm ngân hàng. Nhưng không xuất hiện hiện tượng bán tháo hay sập gãy xu hướng của những nhóm cổ phiếu này. Độ rộng trên hai sàn niêm yết lại nghiêng về tiêu cực với áp lực bán gia tăng khi có tổng cộng 471 mã giảm giá (10 mã giảm sàn),  221 mã tăng giá (24 mã tăng trần), và 113 mã giá tham chiếu.

Nguồn cung gia tăng trở lại khi dòng tiền thận trọng. Đây là tín hiệu này có thể tạo áp lực cho thị trường trong thời gian tới. Vùng hỗ trợ cứng của thị trường là 1.200 - 1.210 điểm, nên dự báo sẽ thăm dò tại vùng này. 

Trong phiên, thị trường lùi dần và giảm sâu về cuối phiên. Kết phiên, VN-Index giảm 13,37 điểm (-1,09%), đóng cửa tại 1.212,74 điểm. Thanh khoản khớp lệnh tăng với 923,9 triệu cổ phiếu được khớp lệnh trên sàn HoSE.

Nhóm VN30 giảm 15,38 điểm (-1,25%), đóng cửa tại 1.219,19 điểm, chỉ có 4 mã có sắc xanh, đó là BCM (+0,9%), GVR (+0,4%), PLX (+0,3%), VRE (+0,2%). Trong khi đó có đến 24 mã giảm giá như SSI (-4,7%), MWG (-2,9%), STB (-2,7%), VIC (-2,4%), TPB (-2,3%)…

Với động thái lùi bước trở lại của thị trường, nhiều cổ phiếu quay lại sắc đỏ và diễn biến kém sắc của nhóm vốn hóa lớn. Nhóm chứng khoán là nhóm có diễn biến tiêu cực nhất và tạo ảnh hưởng tâm lý không tốt đến thị trường chung, như VCI giảm -5,62%, SHS (-4,95%), SSI (-4,66%), MBS (-4,49%), VND (-4,16%)…

Đồng thời nhóm bán lẻ giảm điểm kéo thêm đà giảm của chỉ số, MSN (1,13%), MWG (-2,9%), PET (-2,8%), DGW (-2,56%). Nhóm ngân hàng hầu hết có diễn biến kém tích cực, chịu áp lực điều chỉnh, NAB (-3,90%), STB (-2,71%), LPB (-2,60%), IEB (-2,13%)..., ngoài OCB (+1,38%).

Trong khi đó, các cổ phiếu nhóm xuất nhập khẩu đa số vẫn có diễn biến khá tích cực, thu hút dòng tiền với thanh khoản gia tăng như thủy sản với IDI (+3,36%), CMX (+2,18%), ACL (+2,02%)...; gạo LTG (+4,83%), TAR (+1,07%)... ; cảng, vận tải biển như VOS (+3,36%), SGP (+1,50%), GMD (+1,40%)...

Nhóm cổ phiếu bất động sản khu công nghiệp, cao su phân hóa, các mã tăng giá thanh khoản vẫn cải thiện tốt như IDC (+1,82%), SZC (+0,87%), BCM (+0,86%)..., ngoài các mã giảm nhẹ thanh khoản ở mức trung bình CLX (-2,56%), KBC (-1,24%), VGC (-0,94%), PHR (-0,94%)....

Khối ngoại tiếp tục bán ròng trên sàn HoSE, với giá trị 361,1 tỷ đồng. Trong đó, họ bán mạnh tại HPG (-206,6 tỷ đồng), KDH (-77,6 tỷ), VIC (-48,7 tỷ), GEX (-46,8 tỷ), PVT (-36,8 tỷ) … Ở chiều ngược lại, khối ngoại mua nhiều tại SGN (+80 tỷ), VCG (+56 tỷ), FPT (+36,3 tỷ), VRE (+31,9 tỷ), PDR (+23 tỷ) …

Nhìn chung, xu hướng tăng của thị trường vẫn tiếp tục được duy trì, nhà đầu tư có thể canh những nhịp rung lắc mạnh để tích luỹ dần với các cổ phiếu cơ bản tốt, có nền giá chặt chẽ và còn nhiều tiềm năng tăng trưởng. Bên cạnh đó, đối với danh mục có sử dụng tỷ trọng đòn bẩy cao cần chú ý tỷ trọng cổ phiếu, đặc biệt với những mã cổ phiếu yếu đang vi phạm các ngưỡng hỗ trợ quan trọng.

Xem thêm tại baodautu.vn