Phân tích kỹ thuật | 06/07/2022

Cổ phiếu dầu khí: +4 mã chứng khoán xăng dầu tiềm năng

Những mã chứng khoán dầu khí đang được săn đón nhất hiện nay khi tình hình giá dầu thế giới đang có sự tăng vọt do chiến tranh Nga – Ukraina. Hiện nay, Việt Nam có 12 mã cổ phiếu dầu khí tiềm năng tăng trưởng đang niêm yết tại 3 sàn chứng khoán lớn.

Cổ phiếu dầu khí
Cổ phiếu dầu khí hiện nay

Danh sách cổ phiếu ngành dầu khí

1. Danh sách mã cổ phiếu dầu khí sàn HNX

STTMã cổ phiếuTên công ty
1Cổ phiếu PVBCTCP Bọc ống Dầu khí Việt Nam
2Cổ phiếu PVCTổng Công ty Hoá chất và Dịch vụ Dầu khí
3Cổ phiếu PVSTổng Công ty cổ phần Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí Việt Nam

2. Danh sách mã cổ phiếu dầu khí sàn HOSE

STTMã cổ phiếuTên công ty
1Cổ phiếu PLXTập đoàn Xăng Dầu Việt Nam
2Cổ phiếu PVDTổng Công ty cổ phần Khoan và Dịch vụ khoan Dầu khí

3. Danh sách mã cổ phiếu dầu khí sàn UPCOM

STTMã cổ phiếuTên công ty
1Cổ phiếu BSRCTCP Lọc hoá Dầu Bình Sơn
2Cổ phiếu OILTổng Công ty Dầu Việt Nam
3Cổ phiếu PEQCTCP Thiết bị Xăng dầu Petrolimex
4Cổ phiếu POSCTCP Dịch vụ Lắp đặt, Vận hành và Bảo dưỡng Công trình Dầu khí Biển PTSC
5Cổ phiếu PTVCTCP Thương mại Dầu khí
6Cổ phiếu PVETổng Công ty Tư vấn thiết kế Dầu khí
7Cổ phiếu TOSCTCP Dịch vụ biển Tân Cảng

TOP 4 mã cổ phiếu dầu khí tiềm năng

1. BSR – Công ty Cổ phần Lọc hóa Dầu Bình Sơn

Công ty Cổ phần Lọc hóa Dầu Bình Sơn là doanh nghiệp có quy mô tài sản khá lớn trong các mã được liệt kê ở trên. Từ quy mô tài sản xuất cho đến doanh thu lợi nhuận cho thấy vị thế của BSR trong ngành là rất tốt.

  • Số lượng CPLH: 3.100.499.616 cổ phiếu
  • Thị giá vốn (28/06/2022): 92.394,9 tỷ đồng
  • Doanh thu: doanh thu từ năm 2017 đến năm 2021 nhìn chung có xu hướng tăng nhưng duy trì chưa ổn định. Doanh thu năm 2021 là 120.000 tỷ đồng, cao hơn nhiều so với năm 2017 là 80.000 tỷ đồng.
  • Lợi nhuận sau thuế: bùng nổ năm 2021 với hơn 6.700 tỷ đồng, tăng trưởng mạnh so với các năm trước. Tỷ lệ lãi ròng là 6.25%, khá cao so với đặc thù doanh nghiệp dầu khí.
  • Cơ cấu vốn: tỷ lệ nợ trên vốn chủ sỡ hữu chỉ 0,77, nợ trên tài sản chỉ khoảng 0,44. Là doanh nghiệp có tỷ lệ vốn sở hữu của nhà nước trên 90% thì cơ cấu vốn trên khá hợp lý. Điều này cũng mang đến sự yên tâm cho nhà đầu tư khi quyết định mua cổ phiếu dầu khí này.
  • P/EEPS: lần lượt là 12,88 và 2.313,22 VNĐ/cổ phiếu

2. PLX – Tập đoàn xăng dầu Việt Nam

Có thể nói tình hình giá xăng RON95 đang neo ở mức giá hơn 32.800 VNĐ/lít (28/6/2022) thì kỳ vọng nhà đầu tư dành cho mã cổ phiếu dầu khí trên thực sự không nhỏ vì PLX là doanh nghiệp xăng dầu top đầu Việt Nam.

  • Số lượng CPLH: 1.270.592.235 cổ phiếu
  • Thị giá vốn (28/06/2022): 53.110,8 tỷ đồng
  • Doanh thu: duy trì nhiều năm ở mức trên 100.000 tỷ đồng với đỉnh điểm là vào năm 2018 gần 200.000 tỷ đồng. Nhìn chung doanh thu có sự tăng trưởng mạnh mẽ và ổn định.
  • Lợi nhuận sau thuế: mức lợi nhuận khá thấp với hơn 2.800 tỷ đồng năm 2021 rất nhỏ so với doanh thu gần 170.000 tỷ đồng.
  • Cơ cấu vốn: tổng tài sản từ năm 2017 đến năm 2021 duy trì trên 60.000 tỷ đồng và chỉ biến động tăng giảm khá nhỏ. Năm 2021, tổng tài sản cao nhất với gần 65.000 tỷ đồng. Khả năng thanh toán hiện hành và thanh toán nhanh là 1,1 và 0,59, khá ổn so với mức nợ khoảng 36.000 tỷ đồng.
  • P/E và EPS: lần lượt là 22,02 và 1.898,41 VNĐ/cổ phiếu

3. OIL- Tổng Công ty Dầu Việt Nam

Tổng Công ty Dầu Việt Nam là một đơn vị thành viên chủ lực thuộc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam hoạt động trong ngành công nghiệp xăng dầu và được thành lập năm 2008.

  • Số lượng CPLH: 1.034.229.500 cổ phiếu
  • Thị giá vốn (28/06/2022): 13.445 tỷ đồng
  • Doanh thu: Từ năm 2017 đến năm 2021 nhìn chung có sự biến động nhưng doanh thu đều trên 40.000 tỷ đồng. Đỉnh điểm năm 2018 với gần 80.000 tỷ đồng và năm 2021 với gần 58.000 tỷ đồng.
  • Lợi nhuận: mức lợi nhuận thấp so với các doanh nghiệp nêu trên, mỗi năm chỉ lãi vài trăm tỷ đồng. Từ năm 2017 đến năm 2021, lợi nhuận cao nhất là vào năm 2021 với hơn 600 tỷ đồng. Dù là  doanh nghiệp đầu ngành dầu nhưng mức lợi nhuận ít ỏi cho thấy sự khắc nghiệt canh tranh của ngành.
  • Cơ cấu vốn: quy mô tổng tài sản 5 năm duy trì trên 20.000 tỷ đồng và nhìn chung tăng trưởng khá thấp. Năm 2021, nợ trên tổng tài sản là gần 60%, đã tăng so với các năm trước. Tuy vậy, khả năng thanh toán hiện hành và thanh toán nhanh ở mức khá cao lần lượt là 1,25 và 1,02. 
  • P/E và EPS: 19,68 và 660.5 VNĐ/cổ phiếu

4. PVS – Tổng Công ty Cổ phần Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí Việt Nam

Tổng công ty Cổ phần Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí Việt Nam là một đơn vị thành viên thuộc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ dầu khí và được thành lập năm 1976.

  • Số lượng CPLH: 477.966.290 cổ phiếu
  • Thị giá vốn (28/06/2022): 12,140.3 tỷ đồng
  • Doanh thu: từ năm 2017 đến năm 2021, doanh thu duy trì khoảng 15.000 tỷ đồng. Doanh thu đạt đỉnh vào năm 2020 với mức trên 20.000 tỷ đồng. Nhìn chung doanh thu tăng trưởng ít có sự ổn định và vẫn còn hơi thấp so với các doanh nghiệp trên.
  • Lợi nhuận: mức lợi nhuận từ năm 2017 đến năm 2021 dao động từ 600 đến hơn 1000 tỷ đồng. Tuy vậy PVS có tỷ suất lãi ròng cao hơn ba doanh nghiệp trên với mức 4.38%. Điều đó cho thấy hiệu quả kinh doanh trên quy mô doanh thu khá tốt so với sự khó khăn của ngành dầu khí.
  • Cơ cấu vốn: tổng tài sản doanh nghiệp ở mức ổn định qua nhiều năm, khoảng trên 23.000 tỷ đồng. Tỷ lệ nợ trên tổng tài sản nhiều năm duy trì ở mức khoảng 0,5. Điều này cho thấy sự dồi dào tài chính của PVS, khả năng thanh toán hiện hành và thanh toán nhanh cao nhất trong các doanh nghiệp trên với 1,83 và 1,63.
  • P/E và EPS: 18,02 và 1.409,46 VNĐ/cổ phiếu.

Nhận định tình hình cổ phiếu dầu khí Việt Nam hiện nay

Tình hình cổ phiếu dầu khí hiện nay
Tình hình cổ phiếu dầu khí hiện nay

Cổ phiếu dầu khí ở Việt Nam hiện nay được nhiều mặt lợi khi giá dầu thế giới liên tục duy trì ở mức cao do căng thẳng địa chính trị giữa Nga và Ukraina. Hiện nay, giá xăng dầu trong nước cũng đang “neo” ở mức giá rất cao so với thời điểm phong tỏa do dịch Covid-19. Điều này cũng là đòn bẩy giá khá lớn cho các cổ phiếu ngành dầu khí trong nước.

Tuy nhiên, do thị giá nhiều cổ phiếu thị trường chứng khoán xăng dầu đã tăng rất mạnh từ sau hưởng ứng giá dầu thế giới. Vậy, liệu chúng ta có nên fomo? Việc nhiều cổ phiếu đã tăng từ những tháng qua đã khiến nền giá các nhóm cổ phiếu dầu khí khá cao và từ đó rủi ro dành cho những nhà đầu tư vào sau là rất lớn.

Căng thẳng chính trị Nga – Ukraina là điều chúng ta không thể quyết định hay biết trước là khi nào kết thúc và có kết thúc hay không? Và nếu có kết thúc, việc khủng hoảng năng lượng có được duy trì? Thế giới liệu sẽ có năng lượng để thay thế “vàng đen”?

Rõ ràng về dài hạn, những điều trên chúng ta không thể biết trước hay quyết định được. Nhưng về ngắn hạn, nhà đầu tư có thể tin rằng khủng hoảng năng lượng vẫn sẽ xảy ra do nhu cầu khí đốt của các nước phương Tây vào những tháng mùa đông tới và sự kiên quyết đến từ Nga.

Cùng với đó, khi giá xăng dầu tại Việt Nam cao sẽ làm tình hình lạm phát trở nên phức tạp và chính phủ sẽ tìm cách điều chỉnh để tránh ảnh hưởng đến nền kinh tế đang hồi phục sau đại dịch Covid-19.

Từ đó, nhà đầu tư có thể chọn lọc những cổ phiếu dầu khí đầu ngành để có thể hưởng lợi từ những điều trên. Tất nhiên, nhà đầu tư chỉ nên chọn 1 đến 2 mã cổ phiếu dầu khí để đa dạng hóa danh mục và giảm thiểu rủi ro.

ads-3
share facebook
Author

Tác giả:

DNSE Team

Đã đóng góp: 1 bài viết

Bài viết liên quan