Phân tích kỹ thuật | 30/06/2022

Cổ phiếu ngành thép: +5 mã chứng khoán thép triển vọng

Thép là nguyên vật liệu quan trọng trong lĩnh vực công nghiệp, đóng vai trò lớn vào xây dựng hạ tầng giao thông, hạ tầng kỹ thuật, xây dựng dân dụng, sản xuất ô tô và các trang thiết bị. Mã chứng khoán các công ty sắt thép đang rất được săn đón trong năm 2022, hãy cùng DNSE tìm hiểu nhé!

Cổ phiếu ngành thép
Các mã chứng khoán ngành sắt thép

Danh sách mã cổ phiếu ngành thép được niêm yết trên sàn chứng khoán

Danh sách các doanh nghiệp thép trên sàn chứng khoán bao gồm:

Các mã cổ phiếu ngành thép sàn HNX

Các mã cổ phiếu ngành thép sàn HOSE

Các mã cổ phiếu ngành thép sàn UPCoM

TOP 5 mã cổ phiếu ngành thép tiềm năng

TOP mã cổ phiếu công ty ngành thép tiềm năng
Nhóm danh sách các mã cổ phiếu công ty ngành sắt thép

Cổ phiếu HPG thuộc Công ty Cổ phần Tập đoàn Hòa Phát

Tập đoàn Hòa Phát là doanh nghiệp lâu đời trong ngành thép được thành lập năm 1992. Hoạt động kinh doanh của Tập đoàn bao gồm: sản xuất thép, nội thất và xây dựng. Năm 2007, cổ phiếu HPG được niêm yết chính thức trên sàn chứng khoán. Thép Hòa Phát luôn nằm trong top những cổ phiếu tốt nhất trên thị trường, tính thanh khoản và an toàn cao.

Cổ phiếu HSG thuộc Công ty Cổ phần Tập đoàn Hoa Sen

Tập đoàn Hoa Sen được thành lập năm 2001, đây cũng là doanh nghiệp lâu đời trong ngành sản xuất thép. Sau hơn 20 năm hoạt động và phát triển, đến nay công ty đã trở thành doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh tôn, thép số có tiếng tại Việt Nam. HSG luôn nằm trong top đầu những mã cổ phiếu được nhiều nhà đầu tư yêu thích bởi tính thanh khoản cao và minh bạch.

Cổ phiếu NKG thuộc Công ty cổ phần thép Nam Kim

Chỉ thành lập sau Tập đoàn Hoa Sen 1 năm, Công ty Cổ phần Thép Nam Kim luôn khẳng định được vị thế của mình trên thị trường. Nam Kim luôn nằm trong TOP 3 các doanh nghiệp của ngành thép có doanh thu cao, phát triển ổn định. Lĩnh vực kinh doanh trọng yếu của công ty bao gồm: sản xuất các loại thép ống, thép cuộn, tôn mạ màu, tôn mạ kẽm, mua bán sắt thép các loại. Bạn hoàn toàn có thể đầu tư cổ phiếu NKG của Nam Kim như một lựa chọn cực kì an toàn và ổn định.

Cổ phiếu SMC thuộc Công ty Cổ phần Đầu tư Thương mại SMC

Tiền thân ban đầu của SMC là công ty Cửa hàng Vật Liệu Xây Dựng số 1, Mặc dù được thành lập từ năm 1988, nhưng mãi đến 2006, cổ phiếu SMC mới được niêm yết lần đầu tiên trên sàn. Các lĩnh vực hoạt động chính của công ty bao gồm: sản xuất, kinh doanh sắt thép, inox, hàng kim khí, thiết kế và xây dựng công trình dân dụng, công nghiệp và giao thông. Tuy chưa thể bằng Hòa Phát, Hoa Sen hay Nam Kim về giá trị lợi nhuận. Nhưng cổ phiếu SMC vẫn được các nhà đầu tư dài hạn yêu thích và săn đón.

Cổ phiếu TVN thuộc Tổng Công ty Thép Việt Nam

Có tiền thân là Tổng Công ty Thép Việt Nam, đến năm 2011 thì được chuyển đổi thành Công ty Cổ phần. Đây là công ty có tới 93% vốn đầu tư nhà nước nên luôn được đánh giá là lựa chọn an toàn cho những nhà đầu tư mới. Cổ phiếu TVN đang có mức giá rất hợp lý, phù hợp với các nhà đầu tư nhỏ, ít vốn khi mới tham gia thị trường. Ngoài ra với mức tăng trưởng đều và ổn định của mình, đây cũng là mã cổ phiếu rất thích hợp cho các nhà đầu tư dài hạn.

Từ khi được niêm yết trên sàn, TVN luôn nằm trong top cổ phiếu tăng trưởng ổn định đi kèm với giá thấp hơn so với các anh lớn khác. Đây là mã cổ phiếu trong ngành đang rất được quan tâm.

Những đặc điểm của cổ phiếu ngành thép

Đặc điểm nổi bật của cổ phiếu thép
Đặc điểm nổi bật của cổ phiếu thép

Như tên gọi của mình, cổ phiếu ngành thép sẽ do các doanh nghiệp, tập đoàn có liên quan tới lĩnh vực thép tại Việt Nam phát hành. Những đặc điểm nổi bật của các công ty ngành thép trên sàn chứng khoán bao gồm:

  • Cổ phiếu ngành thép sẽ chịu tác động trực tiếp dựa trên những biến động của ngành thép.
  • Thép là ngành có tính chu kỳ cao. Nó phụ thuộc vào chu kỳ phát triển của nền kinh tế cùng với giá các sản phẩm có liên quan.
  • Cổ phiếu thép có chu kỳ tăng trưởng rất mạnh và ngược lại. Mức độ tăng trưởng cao hay thấp phụ thuộc vào doanh thu bán được cùng biên độ lợi nhuận của công ty.
  • Càng về cuối chu kỳ, mức độ rủi ro khi đầu tư cổ phiếu ngành thép càng cao.
  • Thường xuyên được nhận vốn đầu tư công bởi sự ảnh hưởng của nó đến cơ sở hạ tầng.
  • Cổ phiếu ngành thép sẽ phụ thuộc vào giá thép của thế giới. Giá thép tăng thì giá mã cổ phiếu các công ty sắt thép cũng sẽ tăng.

Đánh giá tình hình cổ phiếu ngành thép

Giai đoạn 2020 – 2021

Đại dịch Covid-19 vào đầu năm năm 2020 làm bóp nghẹt nền kinh tế toàn cầu. Thép là ngành có sự phát triển đồng pha với nền kinh tế nên cũng chịu sự ảnh hưởng nặng nề. Nhu cầu sản xuất và tiêu thụ thép sụt giảm khi các hoạt động xây dựng, sản xuất bị đình trệ. Điều này dẫn đến các doanh nghiệp thép đều gặp khó khăn trong đầu năm 2020.

Đến giai đoạn cuối 2020 đầu 2021, nhằm khắc phục sụt giảm nền kinh tế. Chính phủ đã có nhiều động thái hỗ trợ kinh tế thông qua việc đầu tư công. Và thép là ngành được hưởng lợi rất lớn từ việc này, giá thép đã có sự tăng vọt theo thị trường của cung cầu. Năm 2021 là một năm thành công rực rỡ với ngành thép, các doanh nghiệp Thép đều có mức Lợi nhuận ròng tăng trưởng vượt trội.

Trong chu kỳ tăng, những công ty có nền tảng vững chắc sẽ phát triển và đi lên rất nhanh. Còn những doanh nghiệp kém hơn sẽ mất nhiều thời gian hơn để đạt được lợi nhuận tương ứng. Điều này dẫn đến giá cổ phiếu của các công ty lớn đầu ngành cũng trở nên rất “hot”. Cụ thể ở năm 2021:

  • Tập đoàn Hoa Sen thông báo lợi nhuận ròng đạt 4.379 tỷ đồng, tăng 183,8% so với cùng kỳ.
  • Thép Nam Kim đạt 2.225 tỷ đồng, tăng 654,2% so với cùng kỳ.
  • Tập đoàn Hòa Phát đạt 34.478 tỷ đồng, tăng 156,3%.
  • Đi theo đó, giá cổ phiếu HPG tăng 8,43%, giá cổ phiếu HSG tăng 14,4% và cổ phiếu NKG tăng 26,38%.

Trong chu kỳ đi xuống, những doanh nghiệp có khả năng duy trì biên lợi nhuận trong giai đoạn khó khăn sẽ là những người sống sót.

Giai đoạn 2023

Năm 2023, cổ phiếu dòng thép rất có triển vọng khi dịch bệnh được kiểm soát. Đây là lúc Nhà nước sẽ tạo điều kiện phục hồi nền kinh tế, đặc biệt là cơ sở hạ tầng. Bên cạnh đó, đã có rất nhiều gói hỗ trợ phục hồi kinh tế với con số lên đến vài trăm nghìn tỷ đồng đã được Quốc hội thông qua. Nhờ đó, có thể dự đoán được nhu cầu tiêu thụ và sử dụng thép được tăng cao

Hiện tại, tỷ lệ đô thị hóa của Việt Nam còn rất thấp. Với những định hướng và kế hoạch sắp tới, sẽ có sự dịch chuyển lớn về dân số nông thôn sang thành thị. Điều này sẽ góp phần tăng nhu cầu xây dựng nhà ở, hệ thống đường xá, cơ sở hạ tầng cũng đc đầu tư xây dựng.

ads-3
share facebook
Author

Tác giả:

Phan Uy Vũ

Đã đóng góp: 1 bài viết

Bài viết liên quan