Phân tích kỹ thuật | 28/06/2022

Cổ phiếu chứng khoán: +6 công ty ngành chứng khoán tốt

Cổ phiếu ngành chứng khoán có tính cơ hội ngắn, rất khó để nắm bắt. Vậy, có những điều gì cần đặc biệt lưu ý và mã cổ phiếu nào của ngành này đang tiềm năng. Nếu đang quan tâm về loại cổ phiếu đặc biệt này, hãy cùng DNSE theo dõi bài viết dưới đây.

Đặc điểm cổ phiếu ngành chứng khoán

Cổ phiếu ngành chứng khoán có những đặc điểm nổi bật sau đây:

  • Biến động rất lớn theo thị trường.
  • Phù hợp với những nhà đầu tư theo sóng cho tính chu kỳ cao.
  • Nhà đầu tư dài hạn (3 – 5 năm) sẽ không phù hợp.
  • Thời điểm thích hợp để mua là khi thị trường chứng khoán điều chỉnh mạnh.

Danh sách mã cổ phiếu ngành chứng khoán

Với tiềm năng về lợi nhuận tốt, đây vẫn sẽ là nhóm ngành có nhu cầu đầu tư rất cao. Vì vậy trong năm qua, rất nhiều công ty chắc khoán đã tăng vốn để có thể đáp ứng được nhu cầu thị trường. DNSE sẽ thống kê danh sách các mã cổ phiếu ngành chứng khoán để bạn đọc thuận tiện theo dõi:

Mã cổ phiếu ngành chứng khoán trên sàn HNX

STTMã chứng khoánTên tổ chức phát hành
1Cổ phiếu APSCông ty cổ phần chứng khoán Châu Á – Thái Bình Dương
2Cổ phiếu ARTCông ty Cổ phần Chứng khoán BOS
3Cổ phiếu BVSCông ty Cổ phần Chứng khoán Bảo Việt
4Cổ phiếu EVSCông ty cổ phần Chứng khoán Everest
5Cổ phiếu HBSCông ty Cổ phần Chứng khoán Hòa Bình
6Cổ phiếu IVSCông ty Cổ phần Chứng khoán Guotai Junan (Việt Nam)
7Cổ phiếu MBSCông ty Cổ phần Chứng khoán MB
8Cổ phiếu PSICông ty Cổ phần Chứng khoán Dầu khí
9Cổ phiếu SHSCông ty Cổ phần chứng khoán Sài Gòn – Hà Nội
10Cổ phiếu VIGCông ty Cổ phần Chứng khoán Thương mại và Công nghiệp Việt Nam
12Cổ phiếu WSSCông ty Cổ phần Chứng khoán Phố Wall

Mã cổ phiếu ngành chứng khoán trên sàn HOSE

STTMã chứng khoánTên tổ chức phát hành
1Cổ phiếu AGRCông ty Cổ phần Chứng khoán Agribank
2Cổ phiếu APGCông ty Cổ phần Chứng khoán APG
3Cổ phiếu BSICông ty Cổ phần Chứng khoán Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam
4Cổ phiếu CTSCông ty Cổ phần Chứng khoán Ngân hàng Công Thương Việt Nam
5Cổ phiếu FTSCông ty Cổ phần Chứng khoán FPT
6Cổ phiếu HCMCông ty Cổ phần Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh
7Cổ phiếu SSICông ty Cổ phần Chứng khoán SSI
8Cổ phiếu TVBCông ty Cổ phần Chứng khoán Trí Việt
9Cổ phiếu TVSCông ty Cổ phần Chứng khoán Thiên Việt
10Cổ phiếu VCICông ty Cổ phần Chứng khoán Bản Việt
11Cổ phiếu VDSCông ty Cổ phần Chứng khoán Rồng Việt
12Cổ phiếu VIXCông ty Cổ phần Chứng khoán VIX
13Cổ phiếu VNDCông ty Cổ phần Chứng khoán VNDIRECT

Mã cổ phiếu ngành chứng khoán trên sàn UPCOM

STTMã chứng khoánTên tổ chức phát hành
1Cổ phiếu PHSCông ty cổ phần chứng khoán Phú Hưng
2Cổ phiếu SBSCông ty cổ phần chứng khoán ngân hàng Sài Gòn Thương Tín
3Cổ phiếu AASCông ty cổ phần chứng khoán Smartlnvest
4Cổ phiếu CSICông ty cổ phần chứng khoán kiến thiết Việt Nam
5Cổ phiếu BMSCông ty cổ phần chứng khoán Bảo Minh
6Cổ phiếu TCICông ty cổ phần chứng khoán Thành Công
7Cổ phiếu HACCông ty cổ phần chứng khoán Hải Phòng
8Cổ phiếu VFSCông ty cổ phần chứng khoán Nhất Việt

Danh sách các nhóm mã cổ phiếu dòng chứng khoán tiềm năng

Các mã cổ phiếu ngành chứng khoán tiềm năng
Các mã cổ phiếu ngành chứng khoán tiềm năng

Công ty Cổ phần Chứng khoán SSI (Mã: SSI – Sàn giao dịch HOSE)

Công ty Cổ phần Chứng khoán SSI là một trong những công ty lâu đời và uy tín nhất tại Việt Nam chuyên cung cấp các dịch vụ môi giới, đầu tư chứng khoán và đầu tư tài chính. Mạng lưới hoạt động của SSI trải dài khắp cả nước, giá cổ phiếu của SSI được xem là ổn định nhất so với các công ty khác trên sàn.

Công ty Cổ phần Chứng khoán Phú Hưng (Mã: PHS – Sàn giao dịch UPCOM)

Có tiền thân là Công ty chứng khoán Âu Lạc được thành lập vào năm 2006. Đây cũng được xem là một trong những công ty chứng khoán lâu đời và uy tín. Công ty hoạt động chính trong các lĩnh vực như:

Ngoài tình hình tài chính phát triển ổn định, công ty còn thường xuyên chi trả cổ tức, báo cáo tài chính trong những năm qua. Tất cả những điều trên đều là những dấu hiệu của một công ty phát triển bền vững.

Công ty Cổ phần Chứng khoán MB (Mã: MBS – Sàn giao dịch HNX)

Tiền thân là công ty chứng khoán Thăng Long, được thành lập năm 2000 bởi Ngân hàng Thương mại cổ phần Quân Đội MB. Công ty thường xuyên chiếm vị trí top 5 đơn vị môi giới chứng khoán có doanh thu và lợi nhuận cao so với nhiều công ty chứng khoán khác.

Ngoài ra, MBS có lịch sử trả cổ tức tương đối đều đặn, các cổ đông của công ty đều được trả với mức 1,000 VNĐ/CP hoặc hơn tùy vào tình hình phát triển của công ty.

Công ty Cổ phần Chứng khoán Bản Việt (Mã: VCI – Sàn giao dịch HOSE)

Công ty Cổ phần Chứng khoán Bản Việt thành lập vào năm 2007 và được niêm yết cổ phiếu trên sàn vào năm 2017. Nhóm ngành kinh doanh chính của công ty bao gồm: Tài chính bảo hiểm, môi giới chứng khoán và hàng hóa.

Theo báo cáo doanh thu, VCI chủ yếu kiếm tiền trong lĩnh vực tự doanh với tổng doanh thu 526 tỷ đồng. Bên cạnh đó, môi giới chứng khoán và cho vay cũng đang trong giai đoạn phát triển ổn định.

Trong thời gian gần đây, mã cổ phiếu VCI luôn nằm trong top đầu trên thị trường chứng khoán, giữ vững thị phần môi giới, đồng thời luôn tăng cường và phát triển hoạt động kinh doanh của mình.

Công ty Cổ phần Chứng khoán Everest (Mã: EVS – Sàn giao dịch HNX)

Công ty Cổ phần Chứng khoán Everest được thành lập và hoạt động vào năm 2006. Hiện nay, Everest là một trong những đơn vị cung cấp đầy đủ dịch vụ chứng khoán chuyên nghiệp. Đồng thời, công ty cũng không ngừng cải tiến công nghệ mới để đáp ứng nhu cầu khách hàng. EVS luôn giữ vững được sự tăng trưởng bình ổn, minh bạch và an toàn. Điều này đã góp phần làm cổ phiếu EVS trở nên uy tín, đáng để lưu tâm đầu tư trên thị trường.

Công ty Cổ phần Chứng khoán VNDirect (Mã: VND – Sàn giao dịch HOSE) 

Công ty Cổ phần Chứng khoán VNDirect thành lập với tổng số vốn điều lệ ban đầu là 50 tỷ đồng vào năm 2006. Lĩnh vực hoạt động chủ yếu của công ty bao gồm: môi giới lưu ký chứng khoán, tư vấn tài chính doanh nghiệp, tự doanh, bảo lãnh phát hành và quản lý danh mục đầu tư.

VND đã chính thức niêm yết cổ phiếu trên Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh – HOSE vào tháng 8 năm 2017. Đến nay, VNDirect vẫn luôn duy trì vị trí top cổ phiếu chứng khoán có mức doanh thu ổn định, thị phần cao trong ngành.

Tình hình cổ phiếu ngành chứng khoán trong những năm gần đây

Năm 2021

Mặc dù chịu ảnh hưởng khủng khiếp của đại dịch Covid-19, nhưng thị trường chứng khoán năm 2021 lại có sự tăng trưởng vượt bậc. Hơn 1,5 triệu tài khoản mở mới trên tổng số 4,3 triệu trong khi từ năm 2000 đến 2020, chỉ có tổng cộng 2,8 triệu tài khoản.

Có thể thấy, ngành chứng khoán đang có thiên thời kể từ khi có đại dịch Covid. Lý do cho sự phát triển đó có thể kể đến: tỷ lệ lạm phát cao, sự phát triển của ứng dụng công nghệ, nhiều nhà đầu tư trẻ cởi mở hơn với các kênh đầu tư mới

Đến Quý IV năm 2021, giá trị giao dịch trung bình mỗi phiên của VN-Index đã hơn 30 nghìn tỷ trên sàn HOSE, chưa tính 2 sàn giao dịch lớn khác là HNX và UPCOM. Con số này gấp 6 lần so với với năm 2019, gấp 3 lần so với phiên cao trong vùng đỉnh lịch sử diễn ra năm 2018. Sự tăng trưởng của VN-Index với các công ty chứng khoán có mối quan hệ mật thiết với nhau. Điều này dẫn đến lợi nhuận của các công ty chứng khoán có tính chu kỳ rất cao.

Đây cũng chính là điểm khác biệt lớn nhất giữa cổ phiếu ngành chứng khoán với các ngành khác. Nếu ở các ngành khác, kết quả kinh doanh sẽ bị biến động theo nền kinh tế thì ở đây, ngành chứng khoán sẽ biến động theo cả nền kinh tế và thị trường chứng khoán.

Năm 2022

Sau giai đoạn tăng trưởng nóng, thị trường chứng khoán trong năm 2022 đang lùi về mức thấp vào đầu năm và dần ổn định vào giai đoạn giữa năm. Theo thống kê, thanh khoản bình quân phiên trên HOSE đã có xu hướng giảm mạnh từ sau khi đạt đỉnh vào tháng 11 năm 2021. Bạn có thể tham khảo biển đồ bên dưới để thấy rõ điều này:

Thanh khoản bình quân phiên trên HOSE
Thanh khoản bình quân phiên trên HOSE

Đây được xem là nguyên nhân khiến ngành cũng như cổ phiếu sàn chứng khoán trở nên khó khăn hơn. Tuy nhiên, với sự phục hồi và tăng trưởng của nền kinh tế sau đại dịch vừa qua, ngành chứng khoán vẫn có điểm sáng nhất định. Khi các doanh nghiệp tăng trưởng thì tính thanh khoản cũng tăng trưởng. Điều này kéo theo phí margin tăng trưởng, phí môi giới tăng. Tất cả những điều trên sẽ giúp cho cổ phiếu của ngành chứng khoán tăng trưởng hơn.

Kinh tế phục hồi từ khó khăn, lạm phát được kiểm soát là tiền đề quan trọng dẫn đến lãi suất vay ngân hàng thấp để hỗ trợ nền kinh tế. Thị trường chứng khoán và các kênh tài sản sẽ được hưởng lợi rất lớn từ điều này. Song song với đó, định giá thị trường vẫn hấp dẫn khiến rủi ro sụt giảm mạnh là không cao.

Mặc khác, tỷ lệ người dân Việt Nam có tài khoản chứng khoán vẫn ở mức thấp. Con số này vào cuối tháng 5 năm 2020 mới đạt 5,6 triệu, chiếm tầm 5% dân số. Tất cả những điều trên cho thấy chứng khoán ở Việt Nam vẫn còn nhiều tiềm năng tăng trưởng.

ads-3
share facebook
Author

Tác giả:

Phan Uy Vũ

Đã đóng góp: 1 bài viết

Bài viết liên quan